Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 24 - Thái Thị Thuận

docx 7 Trang tailieuthpt 99
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 24 - Thái Thị Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 24 - Thái Thị Thuận

Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 24 - Thái Thị Thuận
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC TUẦN 24 
Giáo viên: Thái Thị Thuận
A. NẮM VỮNG CHỦ ĐỀ TRUYỆN CHỐNG MĨ QUA HAI TÁC PHẨM: 
&1. Truyện ngắn Rừng xà nu:
I. Củng cố kiến thức chung
1. Tác giả:
- Tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Báu. Bút danh khác: Nguyên Ngọc.
- Nguyễn Trung Thành là bút danh được nhà văn dùng trong thời gian hoạt động ở chiến trường 
miền Nam thời chống Mĩ.
- Năm 1950, ông vào bộ đội, sau đó làm phóng viên báo quân đội nhân dân liên khu V. Năm 1962, 
ông tình nguyện trở về chiến trường miền Nam.
- Là nhà văn của mảnh đất Tây Nguyên.
2. Tác phẩm: 
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. 
Nguyễn Trung Thành và các nhà văn miền Nam lúc đó muốn viết "hịch thời đánh Mĩ". Rừng xà 
nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được 
hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ.
- Mặc dù Rừng xà nu viết về sự kiện nổi dậy của buôn làng Tây Nguyên trong thời kì đồng khởi 
trước 1960 nhưng chủ đề tư tưởng của tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình thời sự của 
cuộc kháng chiến.
- In trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
b. Đọc và tóm tắt văn bản: Cần đảm bảo những chi tiết chính:
- Rừng xà nu- hình tượng mở đầu và kết thúc.
- Tnú nghỉ phép về thăm làng.
- Cụ Mết kể cho dân làng nghe về cuộc đời Tnú và lịch sử làng Xô Man từ những năm đau thương 
đến đồng khởi nổi dậy.
II. Phân tích
 1. Nhan đề:
- Xà nu là cây thuộc họ thông, mọc nhiều ở Tây Nguyên. Nhan đề đã gợi được không khí Tây 
Nguyên đậm đà. Vừa nhấn mạnh tính tập thể, vừa gợi những phẩm chất, sức mạnh của người Tây 
Nguyên.
-> Không chỉ tả thực mà còn mang ý nghĩa tượng trưng.
2. Hình tượng rừng xà nu:
- Mở đầu tác phẩm, nhà văn tập trung giới thiệu về rừng xà nu: "nằm trong tầm đại bác của đồn 
giặc", nằm trong sự hủy diệt bạo tàn.
 Truyện mở ra một cuộc đụng độ lịch sử quyết liệt giữa làng Xô Man với bọn Mĩ- Diệm. Rừng xà 
nu cũng nằm trong cuộc đụng độ ấy. Từ chỗ tả thực, rất tự nhiên hình ảnh xà nu đã trở thành một 
biểu tượng. Xà nu hiện ra với tư thế của sự sống đang đối diện với cái chết, sự sinh tồn đối diện 
với sự hủy diệt. 
- Với kĩ thuật quay toàn cảnh, Nguyễn Trung Thành đã phát hiện ra: "cả rừng xà nu hàng vạn.. bị 
thương". Tác giả đã chứng kiến nỗi đau của xà nu: "có những cây bị chặt đứt..trận bão". Rồi "có 
những cây con vừa lớn ngang..cây chết". Các từ ngữ: vết thương, cục máu lớn, loét mãi ra, chết, - Cuộc sống ngột ngạt dồn nén đau thương, căm thù. Đêm Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay, làng Xô 
Man đã nổi dậy "ào ào rung động", "xác mười tên giặc ngổn ngang", tiếng cụ Mết như mệnh lệnh 
chiến đấu: "Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên!" 
 Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng. Câu chuyện về cuộc đời một con người 
trở thành câu chuyện một thời, một nước. Như vậy, câu chuyện về cuộc đời Tnú đã mang ý nghĩa 
cuộc đời một dân tộc. Nhân vật sử thi của Nguyễn Trung Thành gánh trên vai sứ mệnh lịch sử to 
lớn.
4. Các thế hệ dân làng Xô Man:
- Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng 
Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung.
- Cụ Mết "quắc thước như một cây xà nu lớn" là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu 
tượng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy đồng khởi. 
- Tnú, Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp 
của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.
- Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.
=> tương ứng vói các thế hệ của rừng xà nu.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật: 
+ Khuynh hướng sử thi thể hiện đậm nét ở tất cả các phương diện: đề tài, chủ đề, hình tượng, hệ 
thống nhân vật, giọng điệu,
+ Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời kể của cụ Mết (già làng), kể bên bếp lửa gợi nhớ 
lối kể " khan" sử thi của các dân tộc Tây Nguyên, những bài "khan" được kể như những bài hát 
dài hát suốt đêm.
+ Cảm hứng lãng mạn: thể hiện ở cảm xúc của tgiả trong lời trần thuật, đề cao vẻ đẹp của thiên 
nhiên và con người trog sự đối lập với sự tàn bạo của kẻ thù.
2. Nội dung: Rừng xà nu là thiên sử thi của thời đại mới. Tác phẩm đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa 
lớn lao của dân tộc và thời đại: phải cầm vũ khí đứng lên tiêu diệt kẻ thù bạo tàn để bảo vệ sự sống 
của đất nước, nhân dân.
 --------------------&&-------------------------
&2. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
I. Củng cố kiến thức chung:
1. Tác giả:(1928- 1968) 
- Tuổi thơ vất vả, tủi cực, năm 1945, tham gia cách mạng, năm 1954, tập kết ra Bắc, năm 1962, trở 
lại chiến trường miền Nam.
- Nguyễn Thi còn có bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn. Sáng tác của Nguyễn Thi gồm nhiều thể 
loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. 
- Đặc điểm sáng tác: Nguyễn Thi gắn bó với nhân dân miền Nam và thực sự xứng đáng với danh 
hiệu: Nhà văn của người dân Nam Bộ.
2. Tác phẩm:
- Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một 
nhà văn- chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2/1966). Sau được in trong Truyện 
và kí.
- Tóm tắt: Đây là câu chuyện của gia đình anh giải phóng quân tên Việt. 
II. Phân tích
1.Tình huống truyện và phương thức trần thuật của truyện. má, có khác chỉ là ở chỗ chị "không bẻ tay rồi đập vào bắp vế than mỏi" mà thôi. Chính Chiến 
cũng thấy mình trong đêm ấy đang hòa vào trong mẹ: "Tao cũng đã lựa ý nếu má còn sống chắc 
má tính vậy, nên tao cũng tính vậy". Nguyễn Thi muốn cho ta hiểu rằng: trong cái thời khắc thiêng 
liêng ấy, người mẹ sống hơn bao giờ hết trong những đứa con. 
- Hơn Việt chừng một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn: Chiến có thể bỏ ăn để đánh vần cuốn 
sổ gia đình. Chiến không chỉ "nói in như má" mà còn học được cách nói "trọng trọng" của chú 
Năm,
- Tính cách "người lớn" ở Chiến còn thể hiện ở sự nhường nhịn. Tuy có lúc giành nhau với em 
nhưng cuối cùng bao giờ cô cũng nhường em hết trừ việc đi tòng quân. 
 Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến vừa có cá tính vừa phù hợp với lứa tuổi, giới tính. 
Chiến là nhân vật được hồi tưởng qua Việt nhưng đã gây được ấn tượng sâu sắc .
* Nét riêng ở Việt:
- Nếu Chiến có dáng dấp một người lớn thực sự thì ở Việt là sự lộc ngộc, vô tư của một cậu con 
trai đang tuổi ăn tuổi lớn. 
- Chiến nhường nhịn em bao nhiêu thì Việt hay tranh giành với chị bấy nhiêu. 
- Đêm trước ngày ra đi, Chiến nói với em những lời nghiêm trang thì Việt lúc "lăn kềnh ra ván 
cười khì khì", lúc lại rình "chụp một con đom đóm..". 
- Vào bộ đội, Chiến đem theo tấm gương soi còn Việt lại đem theo nột chiếc súng cao su.
- Nhưng sự vô tư không ngăn cản Việt trở nên một anh hùng (ngay từ bé, Việt đã dám xông vào đá 
cái thằng đã giết cha mình. Khi trở thành một chiến sĩ, mặc dù chỉ có một mình, với đôi mắt không 
còn nhìn thấy gì, với hai bàn tay đau đớn, Việt vẫn quyết tâm ăn thua sống mái với quân thù) 
 Việt là một thành công đáng kể trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi. Tuy còn hồn 
nhiên và còn bé nhỏ trước chị nhưng trước kẻ thù Việt lại vụt lớn, chững chạc trong tư thế của một 
người chiến sĩ.
* Người mẹ ngã xuống nhưng dòng sông truyền thống vẫn chảy.
* Chiến và Việt là khúc sông sau nên đi xa hơn trong cả dòng sông truyền thống.
4. Hình ảnh chị em Việt khiêng bàn thờ ba má sang gửi chú Năm.
- Chỗ hay nhất của đoạn văn là không khí thiêng liêng, nó hoán cải cả cảnh vật lẫn con người.
- Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành người lớn. Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình 
(thương chị lạ, mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy vì nó đang đè nặng trên vai).
- Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc 
gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế 
hệ sau cứng cáp, trưởng thành và có thể đi xa hơn.
5. Chất sử thi của thiên truyện:
- Chất sử thi của thiên truyện được thể hiện qua cuốn sổ của gia đình với truyền thống yêu nước, 
căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương.
- Cuốn sổ là lịch sử gia đình mà qua đó thấy lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong cuộc 
chiến chống Mĩ. 
- Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đình cũng là số phận của nhân dân miền 
Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt.
- Truyện của một gia đình dài như dòng sông còn nối tiếp. "Trăm dòng sông đổ vào một biển, con 
sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm". Truyện kể về một dòng sông 
nhưng nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả. Từ đó cảm nhận được cả một Tổ quốc đang hào hùng 
chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.
III. Tổng kết. Nếu bạn được tặng một chiếc xe Rolls Royce, một món đồ trang sức bằng đá quí hoặc một thứ 
gì đó rất đắt tiền, bạn sẽ chăm chút nó như thế nào?Tôi nghĩ câu trả lời thật rõ ràng, bạn sẽ nâng 
niu, giữ gìn nó rất cẩn thận.
 Còn nếu bạn được tặng một cuộc đời – cuộc đời của chính bạn, bạn sẽ chăm sóc nó thế nào? 
Tôi cho rằng đôi khi bạn đã không quan tâm đến cuộc đời mình bằng những của cải mà bạn sở 
hữu. Đời sống là một nhạc cụ diệu kì, hãy học cách sử dụng nó và gảy lên những khúc nhạc tuyệt 
vời bằng tất cả khả năng của bạn. Nhưng trên hết, hãy đối xử với cuộc đời bạn bằng sự trân trọng 
xứng đáng.
 Hãy nhớ, cuộc đời bạn chính là món quà huyền diệu nhất mà cuộc sống ban tặng. Bạn 
chính là người gieo trồng, kiến tạo nên cuộc đời mình thông qua lời nói và hành động. Vậy hãy 
nghĩ đến lời bạn nói, những việc bạn làm. Tương lai của thế giới này sẽ ra sao, một phần phụ 
thuộc vào bạn.
 Chúng ta không thêu dệt nên cuộc đời, chúng ta chỉ là một phần trong đó. Bất cứ điều gì 
chúng ta làm với cuộc đời này cũng là làm cho chính chúng ta.
 (Theo Quà tặng cuộc sống – Dr. Bernie S. Siegel. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 
2017, tr.9).
 Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính?
 Câu 2: Theo tác giả, cuộc đời bạn chính là gì?
 Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về quan điểm của tác giả: Bạn chính là người gieo trồng, 
kiến tạo nên cuộc đời mình thông qua lời nói và hành động.
 Câu 4: Bài học sâu sắc nhất với anh/chị sau khi đọc văn bản trên?
II. LÀM VĂN( 7 điểm)
 “Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra 
đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu 
nắng cháy, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ của má 
lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù 
cho ba má, đến chừng nào nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến 
khiêng lịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy 
lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên 
vai.
 Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi 
hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác”.
 (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi, Ngữ văn 12, Tập hai, Nxb Giáo dục, 2009, 
tr.63)
 Phân tích đoạn văn trên.Qua đó, hãy nhận xét vẻ đẹp của Chiến và Việt.
 • LƯU Ý: Đây chỉ là đề mẫu, đề chính thức có thể là một đoạn hoặc hai đoạn và ở một trong 
 hai truyện Rừng xà nu hoặc Những đứa con trong gia đình. Vì vậy các em cần đọc kĩ hai 
 tác phẩm và phân tích được bất cứ đoạn nào cả về nội dung lẫn nghệ thuật.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_ngu_van_lop_12_tuan_24_thai_thi_thuan.docx