Tài liệu ôn tập và tự học Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 24 - Tuyên ngôn độc lập
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập và tự học Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 24 - Tuyên ngôn độc lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập và tự học Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 24 - Tuyên ngôn độc lập
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP VÀ TỰ HỌC THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 TUẦN 24- TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN: BÀI 1: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ( HỒ CHÍ MINH ) A. NỘI DUNG ÔN TẬP: I. Tìm hiểu chung: 1. Hoàn cảnh sáng tác: - Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc - Nhật đầu hàng Đồng minh. - Trong nước: ND nổi dậy giành chính quyền thắng lợi. - Lúc này bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp. - Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Người soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập” tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. - Ngày 2 tháng 9 năm 1945: Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. 2. Mục đích và đối tượng: a. Mục đích: + Chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. + Ngăn chặn âm mưu chiếm lại nước ta của bọn đế quốc thực dân. + Khẳng định ý chí của cả dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc. b. Đối tượng: + Tất cả đồng bào Việt Nam + Nhân dân thế giới + Các thế lực đang âm mưu xâm lược (Pháp, Mĩ) 3. Giá trị: a. Giá trị lịch sử : - Bản tuyên ngôn đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập, tự do, nhân dân làm chủ đất nước. b. Giá trị văn học: - “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập dân tộc gắn liền với quyền sống của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của Việt Nam. - “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc. Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào tình cảm, nhận thức của người nghe, người đọc. 4. Bố cục, mạch lập luận của tác phẩm - Phần 1: Mở đầu: Từ đầu đến “không ai chối cãi được” : Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn. - Phần 2: Giải quyết vấn đề: Nêu cơ sở thực tế- “Thế mà, . Chứ không phải từ tay Pháp”: tố cáo tội ác của Pháp, khẳng định thực tế lịch sử (là nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. - Phần 3:Kết : Tuyên bố trước thế giới nền độc lập dân tộc và nêu cao quyết tâm bảo vệ nền độc lập đó. II. Đọc - hiểu văn bản: Bản chất tàn bạo, dã man >< ngọn cờ “bác ái”,“nhân đạo” - Chúng:+ dùng thuốc phiện, rượu cồn + ràng buộc dư luận + Thi hành chính sách Chính sách ngu dân, bịp bợm, xảo trá >< chiêu bài “khai hoá”, “văn minh”. - Chúng:+ bóc lột + cướp + giữ độc quyền Chính sách bóc lột thậm tệ >< ngọn cờ “khai hoá” - Chúng:+ quỳ gối đầu hàng + bỏ chạy + bán nước ta hai lần +thẳng tay khủng bố + giết nốt Bản chất vừa hèn nhát, vừa dã man, tàn bạo ><nhà nước “bảo hộ”, ngọn cờ “bác ái” Tác giả đã bẻ gãy luận điệu “khai hoá, bảo hộ“ của chính phủ Pháp với thái độ cương quyết, đanh thép. Tiểu kết: Tác giả phơi bày tội ác của thực dân Pháp rành rọt trước nhân ta và thế giới. Giọng văn đanh thép hùng hồn, lí lẽ xác thực, không chối cãi được , đồng thời thể hiện tình cảm xót thương của tác giả đối với nỗi đau của dân tộc. b. Cuộc cách mạng chính nghĩa, anh hùng của dân tộc - Bác dùng quan hệ từ “tuy vậy”- Chuyển sang ý: hành động của nhân dân ta hoàn toàn đối lập với thực dân Pháp Lập luận chặt chẽ, mạch lạc. - Lặp kết cấu cú pháp: “Sự thật là”- âm hưởng mạnh mẽ Nhấn mạnh sự thật VN không còn là thuộc địa của Pháp. Tác giả đã bẻ gãy luận điệu “ bảo hộ“ của chính phủ Pháp với thái độ cương quyết, đanh thép. Thuyết phục người nghe bằng những lí lẽ không thể chối cãi, khẳng định công lao to lớn của nhân dân,những người chủ chân chính của đất nước. c. Khẳng định tự do, độc lập: - “Bởi thế cho nên” Quan hệ từ, chỉ rõ nhân - quả - Thoát li hẳn, xoá bỏ hết..., kiên quyết chống lại Câu dài, lập luận chặt chẽ, Giọng hùng hồn . Thông điệp đưa ra với thái độ dứt khoát, cương quyết, đanh thép Tuyên bố hùng hồn: chấm dứt quan hệ thuộc địa với thực dân Pháp, kiên quyết chống lại âm mưu xâm lược của chúng. - Một dân tộc đã gan góc Dân tộc đó phải được Điệp ngữ, ngôn từ trang trọng, thiết tha và mãnh liệt . Hình ảnh dân tộc Việt Nam anh hùng, hiên ngang, bất khuất với khát vọng lớn lao về quyền tự do, độc lập. Tiểu kết: Vạch trần tội ác của thực dân Pháp trước toàn nhân loại đồng thời ca ngợi cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã nêu ra cơ sở thực tế chính đáng để hưởng tự do độc lập của nước Việt Nam. 3. Kết thúc vấn đề: Tuyên bố độc lập - Vì những lẽ trên” Quan hệ từ, chỉ ra: nhân - quả - Nước Việt Nam có quyền được hưởng Phù hợp với cơ sở đạo lí, pháp lí - Sự thật đã là một nước tự do, độc lập Phù hợp với cơ sở thực tế - Toàn thể nhân dân quyết giữ vững + Lời tuyên bố chính thức, trịnh trọng, hùng hồn về độc lập dân tộc. + Lời thề thiêng liêng trước toàn dân tộc. PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ việc đọc hiểu đoạn trích, hãy soi chiếu vào bản thân và viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi: Bạn đã sống cuộc đời của chính mình chưa? Câu 2. (5,0 điểm) Mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập”, chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Hỡi đồng bào cả nước, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đắng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.” Kết thúc bản “Tuyên ngôn Độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần vàlực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh, tập một Ngữ văn 12, NXB GD, năm 2000) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn trên. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật lập luận của Bác trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” -----------HẾT---------- C. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP BÀI MỚI: - Đọc kĩ văn bản Tây Tiến ( Quang Dũng), nắm những nét khái quát về tác giả, hoàn cảnh ra đời và xuất xứ bài thơ; - Nắm nội dung, nghệ thuật từng đoạn thơ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 Phầ Câu Nội dung Đi n /Ý ểm I Đọc hiểu 3.0 1 Một thói quen nguy hiểm được nhắc đến trong văn bản là thói quen tình 0.5 nguyện làm khán giả cho người khác 2 Nêu tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn (1). 1.0 - Chỉ ra câu văn có biện pháp tu từ so sánh: Hãy gọi mỗi cuộc đời như vậy là một bộ phim - những bộ phim cuộc đời con người. Mỗi cuộc đời so sánh với một bộ phim; - Tác dụng: gợi hình ảnh cụ thể, dễ hiểu trong diễn đạt. Qua đó, người đọc nhận thức được sự phong phú, đa đạng và phức tạp khi bàn về cuộc đời con người. 3 Tác giả bài viết lại cho rằng: việc tình nguyện làm khán giả cho người khác là 0.5 mội thói quen nguy hiểm là vì: Việc đó: -Làm hao phí nhiều thời gian và sinh lực của bạn, những thứ vốn rất quý giá nhưng lại hữu hạn của cuộc đời mỗi người. 2 Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn ... Từ đó, nhận xét về nghệ thuật lập 5,0 luận của Bác trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0, Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, 25) thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0, Vẻ đẹp của hai đoạn văn trong bản “Tuyên ngôn Độc lập”... Từ đó, 25) nhận xét về nghệ thuật lập luận của Bác. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu (4. sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn 00) chứng. Cụ thể: 3.1.Mở bài: 0.25 -Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. -Giới thiệu về tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập: là một trong những áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc; đã mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc ta – kỉ nguyên Độc lập, tự do, nhân dân làm chủ đất nước và quyết định vận mệnh của mình. - Nêu vấn đề cần nghị luận: phần mở đầu và kết thúc của bản Tuyên ngôn thể hiện nghệ thuật lập luận độc đáo của HCM. 3.2.Thân bài: 3.50 a. Khái quát về tác phẩm: Bản Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: trên thế giới chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nền độc lập vừa mới dành được của ta bị đe dọa bởi các thế lực phản động: quân đồng minh, đế quốc Mĩ. Trong nước, cả nước nổi dạy giành chính quyền. -Ngày 19/8/1945 cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội. Đến ngày 26/8, chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2/9/1945, Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước toàn thể quốc dân đồng bào tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. b. Cảm nhận vẻ đẹp mỗi đoạn trích: b.1. Đọan mở đầu: - Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. - Hồ Chủ Tịch đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp: + trước hết là để khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại + sau nữa là “suy rộng ra” nhằm nêu cao một lý tưởng về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới ->đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân loại và tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo. -Ý nghĩa của việc trích dẫn: + Tuyên ngôn muốn được mọi người thừa nhận phải xuất phát từ lí lẽ, nền tảng vững chắc, có giá trị như một chân lí không ai chối cãi được. Hồ Chí Minh đã mượn lời trong tuyên ngôn của hai nước Mĩ và Pháp, tức là xuất phát từ những nguyên tắc của hai cường quốc lớn trên thế giới. + Việc trích dẫn này nhằm mục đích “gậy ông đập lưng ông”. Cách viết của - Bằng những lập luận sắc bén, dẫn chứng chân thực giàu sức thuyết phục, cùng với đó là giọng điệu, ngôn ngữ biến đổi linh hoạt, Hồ Chí Minh đã mang đến bản tuyên ngôn bừng bừng khí thế dân tộc. Bản tuyên ngôn đã mở ra một trang sử mới, vẻ vang, khi dân ta được làm chủ được nắm quyền. Đồng thời bản tuyên ngôn cũng cho thấy nghệ thuật lập luận bậc thầy của Người. 3.3.Kết bài: 0.25 – Khẳng định giá trị của hai câu văn cũng như của toàn bộ tác phẩm. – Nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh. 4. Sáng tạo ( Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn 0,2 đề nghị luận. 5) 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu ( Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,2 5)
File đính kèm:
- tai_lieu_on_tap_va_tu_hoc_ngu_van_lop_12_tuan_24_tuyen_ngon.docx