Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 24: Củng cố kiến thức về tác giả Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 24: Củng cố kiến thức về tác giả Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 24: Củng cố kiến thức về tác giả Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TUẦN 24 CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH VÀ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP; LUYỆN ĐỀ PHẦN I : TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH I/.Tiểu sử. “Anh hùng giải phóng dân tộc-nhà văn hoá lớn”. II/. Sự nghiệp sáng tác. 1. Quan điểm sáng tác. *. Lý do: - Do hoàn cảnh thôi thúc, do nhiệm vụ cách mạng yêu cầu. - Môi trường xã hội, thiên nhiên gợi cảm. - Tài năng nghệ thuật, tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, yêu thích cái Đẹp * Quan điểm sáng tác : - Bác xem văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. - Văn chương phải có tính chân thật và tính dân tộc, lấy đề tài trong cuộc sống, lấy gương những người tốt việc tốt thể hiện được tinh thần dân tộc được nhân dân yêu thích. - Văn học trong thời đại cách mạng phải coi trọng đối tượng phục vụ. Do đó khi viết, Bác thường đặt câu hỏi : Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Và viết như thế nào? 2.Di sản văn học. a. Truyện-kí: Nội dung: -Lên án vạch trần bộ mặt đê hèn bọn thực dân phong kiến, ca ngợi những tấm gương yêu nước. Nghệ thuật: - Viết theo lối hư cấu, giả tưởng không truyện nào giống truyện nào. - Ngôn ngữ sắc sảo, giọng văn đa dạng (khi hùng hồn, lúc bi tráng, khi đả kích) - Lối kể chuyện có duyên, bất ngờ, linh hoạt, hấp dẫn. - Kết cấu sáng tạo, giàu chất trí tuệ, hiện đại. b. Văn chính luận: Nội dung : -Viết để thực hiện nhiệm vụ CM từng giai đoạn. Nghệ thuật : -Bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá; giàu tính luận chiến phù hợp với từng đối tượng c. Thơ ca. *. Nhật kí trong tù: -Thời gian sáng tác: từ mùa thu 1942-mùa thu 1943. -Nội dung: + Giá trị hiện thực sâu sắc: phản ánh một cách chân thật bộ mặt đen tối của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch cũng như xã hội Trung Quốc những năm 1942-1943 + Bức chân dung tinh thần tự hoạ con người Hồ Chí Minh: - Nghệ thuật: + Kết hợp hài hoà giữa bút pháp cổ điển và tinh thần hiện đại. +Hình tượng thơ luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai. 1 - “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập dân tộc gắn liền với quyền sống của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của Việt Nam. - “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc. Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào tình cảm, nhận thức của người nghe, người đọc. 4. Bố cục, mạch lập luận của tác phẩm - Phần 1: Mở đầu: Từ đầu đến “không ai chối cãi được” : Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn. - Phần 2: Giải quyết vấn đề: Nêu cơ sở thực tế- “Thế mà, . Chứ không phải từ tay Pháp”: tố cáo tội ác của Pháp, khẳng định thực tế lịch sử (là nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. - Phần 3:Kết : Tuyên bố trước thế giới nền độc lập dân tộc và nêu cao quyết tâm bảo vệ nền độc lập đó. * Thấy được mối quan hệ giữa các phần trong văn bản. II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Phần mở đầu : Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn. - Trích dẫn nguyên văn: + Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776) + Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp (1791) Cả hai bản tuyên ngôn đề đề cập đến quyền tự do bình đẳng của con người. - Từ những cơ sở pháp lí đó Bác khẳng định: + Quyền tự chủ bình đẳng của con người VN. + Suy rộng ra quyền tự do bình đẳng của các dân tộc trên thế giới. => Thái độ trân trọng những danh ngôn bất hủ => Dùng chân lí đã được thừa nhận làm cơ sở pháp lí vững chắc. => Lấy lời lẽ tổ tiên người Mĩ, Pháp nói với người Mĩ, Pháp hiện tại - Hồ Chí Minh đã sử dụng NT “Lấy gậy ông đập lưng ông” để tranh luận ngầm với Pháp và Mĩ buộc Pháp và Mĩ phải công nhận quyền tự do bình đẳng của con người Việt Nam như một chân lí, bác bỏ luận điệu của bọn cướp nước. - Đặt ngang hàng 3 bản tuyên ngôn với nhau quyền lợi được sống, được độc lập tự do của 3 dân tộc là như nhau, vai trò của cách mạng Mĩ, Pháp và cách mạng Việt Nam là như nhau. Đều là bộ phận quan trọng của cách mạng thế giới Đó là niềm tự hào, tự tôn dân tộc. - HCM “suy rộng ra....”: “ Chỉ bằng một sự thay đổi nhỏ, Hồ Chí Minh đã giải phóng cho cả một nửa nhân loại ”. (Lady Botton- nhà văn Mỹ) + Từ quyền con người nâng lên thành quyền dân tộc. Đóng góp lớn, đầy sáng tạo cho lí luận của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới. “ Cống hiến nổi tiếng của cụ HCM là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình”(Singô Sibata). 3 - Lặp kết cấu cú pháp: “Sự thật là”- âm hưởng mạnh mẽ :Nhấn mạnh sự thật VN không còn là thuộc địa của Pháp. -Tác giả đã bẻ gãy luận điệu “ bảo hộ“ của chính phủ Pháp với thái độ cương quyết, đanh thép. Thuyết phục người nghe bằng những lí lẽ không thể chối cãi, khẳng định công lao to lớn của nhân dân,những người chủ chân chính của đất nước. c. Khẳng định tự do, độc lập: - “Bởi thế cho nên” Quan hệ từ, chỉ rõ nhân - quả - Thoát li hẳn, xoá bỏ hết..., kiên quyết chống lại Câu dài, lập luận chặt chẽ, Giọng hùng hồn . Thông điệp đưa ra với thái độ dứt khoát, cương quyết, đanh thép Tuyên bố hùng hồn: chấm dứt quan hệ thuộc địa với thực dân Pháp, kiên quyết chống lại âm mưu xâm lược của chúng. - Một dân tộc đã gan góc Dân tộc đó phải được.. Điệp ngữ, ngôn từ trang trọng, thiết tha và mãnh liệt . Hình ảnh dân tộc Việt Nam anh hùng, hiên ngang, bất khuất với khát vọng lớn lao về quyền tự do, độc lập. Tiểu kết: Vạch trần tội ác của thực dân Pháp trước toàn nhân loại đồng thời ca ngợi cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã nêu ra cơ sở thực tế chính đáng để hưởng tự do độc lập của nước Việt Nam. 3. Kết thúc vấn đề: Tuyên bố độc lập - Vì những lẽ trên” Quan hệ từ, chỉ ra: nhân - quả - Nước Việt Nam có quyền được hưởng Phù hợp với cơ sở đạo lí, pháp lí - Sự thật đã là một nước tự do, độc lập Phù hợp với cơ sở thực tế - Toàn thể nhân dân quyết giữ vững + Lời tuyên bố chính thức, trịnh trọng, hùng hồn về độc lập dân tộc. + Lời thề thiêng liêng trước toàn dân tộc. + Lời cảnh cáo kẻ thù đang lăm le phá hoại Tiểu kết: Đoạn văn ngắn gọn, súc tích, lời lẽ hùng hồn, trang trọng, là một lời truyên bố đanh thép với toàn thể đồng bào, nhân dân thế giới và cả kẻ thù đang lăm le phá hoại thành quả Cách mạng về nền độc lập tự do của dân tộc ta . III. Tổng kết 1. Nội dung : - Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện có ý nghĩa to lớn, là lời tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc xóa bỏ chế độ phong kiến, thực dân, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước VN mới, khẳng định quyết tâm sắt đá bảo vệ nền tự do độc lập của toàn thể nhân dân Việt Nam. - Đây là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do của HCM nói riêng và của dân tộc VN nói chung. 2. Nghệ thuật : - Là áng văn chính luận mẫu mực : + Lập luận chặt chẽ. + Lí lẽ đanh thép. + Dẫn chứng xác thực. + Ngôn ngữ hùng hồn, giàu chất văn. 5 Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. (Trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, sđd, tr.8) Anh/ chị hãy dựa vào đoạn văn trên để làm sáng tỏ nhận định sau: “Văn chính luận của Hồ Chí Minh thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ” (Ngữ văn 12, Tập một, sđd, tr.29). HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1. Khi chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc với những người xung quanh, người ta còn nhầm lẫn giữa chia sẻ suy nghĩ với người khác với suy nghĩ theo người khác. Câu 2. Theo tác giả, con người có suy nghĩ và hành xử khác nhau: Trong mối quan hệ sẻ chia bình đẳng: Con người có suy nghĩ độc lập, biết cách làm chủ nó và chia sẻ cởi mở những suy nghĩ đó; Trong mối quan hệ sẻ chia một chiều: Con người thường để bản thân choáng ngợp bởi suy nghĩ của người khác. Câu 3. Trình bày đượccách hiểu hợp lý về lời khuyên: “Hãy sống thật với chính mình, bởi đó là chìa khóa đưa ta đến hạnh phúc”. Sau đây là một hướng: Khi sống thật với chính mình, con người có được cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái, không bị lệ thuộc; vì được sống theo sở thích cho nên dễ phát huy được khả năng, tạo dựng được cuộc sống hạnh phúc cho bản thân, đóng góp cho cộng đồng. Câu 4. HS có thể có nhiều hướng trả lời: đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần miễn là hợp lý, thuyết phục. Sau đây là một hướng trả lời: Đồng tình một phần với ý kiến: “Ta có thể sống hạnh phúc với con người thực của mình và hãy nghĩ tốt về bản thân, bất kể người khác nhìn nhận thế nào chăng nữa”, vì khi ta sống với con người thực của mình, ta sẽ có cảm giác thanh thản, không bị gò bó, phát huy được sở thích, năng lực... vì thế ta được hạnh phúc. Tuy nhiên, để có được hạnh phúc thực sự, cũng cần chú ý hoàn thiện mình, lắng nghe đóng góp từ người khác... II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Yêu cầu: Đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ); hình thức, nội dụng của đoạn văn; HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành, móc xích; có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: giá trị của “suy nghĩ độc lập”. Sau đây là một hướng giải quyết: - Suy nghĩ độc lập giúp con người phát triển tư duy, rèn cách sống bản lĩnh, chủ động, không phụ thuộc vào người khác, vì thế mà trưởng thành nhanh chóng; - Suy nghĩ độc lập giúp con người phát huy được óc sáng tạo, nhờ đó mà có nhiều đóng góp cho cộng đồng, xã hội... Đoạn văn tham khảo: Không thể phủ nhận rằng, giá trị của suy nghĩ độc lập là vô cùng to lớn. Người biết suy nghĩ độc lập sẽ hình thành nên tính cách độc lập, không dựa dẫm vào người khác. Suy 7 kì thị chủng tộc của bè lũ phát xít. Hiện thực lịch sử của thời đại chống phát xít đã cho thấy rõ: Cuộc đấu tranh để bảo vệ quyền bình đẳng con người không thể tách rời cuộc đấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng dân tộc. + Đây cũng là một cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh vào việc hình thành một trật tự pháp lí quốc tế mới - ở đó “tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình” (G.S. Singô Sibata). - Ấn trong những câu văn được trích dẫn kia còn là lời răn đe, cảnh cáo dã tâm xâm lược của Pháp và Mỹ: Nếu xâm phạm quyền độc lập của nước Việt Nam, họ sẽ chà đạp lên những lẽ phải mà ông cha mìnhtôn thờ. Đó cũng là cách tác giả khẳng định sự bình đẳng của Việt Nam cùng các cường quốc trên thế giới - không phải về tiềm lực kinh tế hay quân sự - mà với tư cách một quốc gia có chủ quyền... - Từ tiền đề thứ nhất, Hồ Chí Minh tiếp tục đề cập đến một tiền đề thứ hai, liên quan trực tiếp đến vấn đề của dân tộc Việt Nam. Bằng sự khẳng định “lẽ phải không ai chối cãi được” trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791, Hồ Chí Minh, với tư cách là người phát ngôn cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại diện cho Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam mới đã tạo nên một cơ sở lập luận xác đáng cho toàn bộ những vấn đề trọng đại sẽ nêu trong văn kiện. Tư tưởng của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là đúng đắn, nhưng những gì mà thực dân Pháp đã hành động ở Việt Nam trong hơn 80 năm qua hoàn toàn trái ngược với những lẽ phải, những giá trị đã được công bố và thừa nhận. 3. Đánh giá, nhận xét Cách nêu vấn đề sắc sảo, cách dẫn dắt vấn đề tinh tế đã mang lại tính khách quan, sức thuyết phục, tính chiến đấu mạnh mẽ cho đoạn văn mở đầu, đúng như nhận định của sách giáo khoa: “Văn chính luận của Hổ Chí Minh thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ”. III. Kết thúc vấn đề Ở đoạn văn mở đầu, tác giả đã rất thành công khi tạo lập một “nền tảng pháp lí” vững chắc, không ai có thể bác bỏ được cho bản Tuyên ngôn Độc lập; thể hiện tính chất “mẫu mực” của một bài văn chính luận. 9
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_ngu_van_lop_12_tuan_24_cung_co_kien_thuc_ve.docx