Đề kiểm tra Sinh học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 003 (Kèm đáp án)

doc 5 Trang tailieuthpt 101
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Sinh học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 003 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Sinh học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 003 (Kèm đáp án)

Đề kiểm tra Sinh học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 003 (Kèm đáp án)
 SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 - 2020
 TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ MÔN SINH HỌC
 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu)
 (Đề có 5 trang)
Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 003
Câu 1: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho 
F1 lai với bí quả tròn được F 2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Kiểu gen của bí quả 
tròn đem lai với bí quả dẹt F1 là:
 A. aaBb. B. AAbb hoặc aaBB. C. aaBB. D. AAbb.
Câu 2: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 NST trên 2 cặp NST tương đồng được gọi là:
 A. thể ba kép. B. thể bốn. 
 C. thể tứ bội D. thể ba. 
Câu 3: Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen hại 
cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của:
 A. Đột biến. 
 B. Các yếu tố ngẫu nhiên. 
 C. Giao phối không ngẫu nhiên.
 D. Chọn lọc tự nhiên 
Câu 4: Quần thể nào sau đây có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng? 
 A. 36% AA: 28% Aa: 36% aa. 
 B. 16% AA: 20%Aa: 64% aa. 
 C. 2,25% AA: 25,5% Aa: 72,25% aa. 
 D. 25% AA: 11%Aa: 64% aa. 
Câu 5: Quần thể ngẫu phối có đặc điểm di truyền nổi bật là :
 A. tần số các alen luôn biến đổi qua các thế hệ. 
 B. tần số các alen không đổi nhưng tấn số các kiểu gen thì liên tục biến đổi.
 C. tần số kiểu gen luôn biến đổi qua các thế hệ. 
 D. duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể. 
Câu 6: Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDd, sẽ thu được bao nhiêu dòng thuần? 
 A. 3.
 B. 1. 
 C. 4. 
 D. 2. 
Câu 7: Cho các thành tựu sau:
(1)- Cừu Đôly (2)- Giống bông kháng sâu bệnh (3)- Chuột bạch có gen hoocmon sinh 
trưởng của chuột cống (4)- Giống dâu tằm tam bội (5)- Giống cà chua có gen làm 
chín quả bị bất hoạt (6)- Giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp β- carotene
Các thành tựu của công nghệ gen là:
 A. (1), (2), (4), (5),
 B. (2), (3), (5), (6) 
 C. (1), (2), (3), (5), (6) 
 D. (1), (3), (5), (6) 
Câu 8: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ 
cùng nguồn gốc thì gọi là:
 A. Bằng chứng sinh học phân tử.
 B. Bằng chứng giải phẫu so sánh. 
 C. Bằng chứng địa lí sinh học. 
 Trang 1/5 - Mã đề 003 tiềm ẩn, nếu sinh con trai, khả năng mắc bệnh này bao nhiêu so với tổng số con?
 A. 75%.
 B. 50%. 
 C. 25%. 
 D. 12,5%. 
Câu 19: Một quần thể động vật có 1000 con, trong đó số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa) là 
160 con. Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, tính theo lý thuyết tần số các alen A và a lần 
lượt là: 
 A. 0,40 và 0,60. B. 0,60 và 0,40. 
 C. 0,84 và 0,16. D. 0,50 và 0,50. 
Câu 20: Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ các alen trội hoàn toàn và không xảy ra 
đột biến. Theo lí thuyết, khi cho cơ thể có kiểu gen AabbDd tự thụ phấn, thu được đời con gồm:
 A. 8 kiểu gen và 4 kiểu hình. 
 B. 9 kiểu gen và 6 kiểu hình. 
 C. 9 kiểu gen và 4 kiểu hình. 
 D. 8 kiểu gen và 6 kiểu hình.
Câu 21: Khi nuôi cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh trong môi trường nhân tạo có thể mọc thành:
 A. Các dòng tế bào đơn bội.
 B. Các giống cây trồng thuần chủng. 
 C. Cây trồng mới do đột biến nhiễm sắc thể.
 D. Cây trồng đa bội hoá để có dạng hữu thụ. 
Câu 22: Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở 
nơi nào khác trên trái đất?
 A. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng.
 B. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian 
dài.
 C. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác.
 D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên,chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau.
Câu 23: Ung thư là bệnh: 
 A. Do tác nhân môi trường tạo ra: khí độc hại, hoá chất, virut gây ung thư.
 B. Lành tính, không di truyền do tế bào ung thư phân chia vô hạn tạo ra khối u, nhưng ít ảnh 
hưởng đến sức sống của cá thể.
 C. Ác tính và lành tính khi các tế bào khối u di căn vào máu và các nơi khác trong cơ thể, gây 
chết cho bệnh nhân.
 D. Đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của tế bào cơ thể, hình thành khối u chèn ép 
các cơ quan trong cơ thể.
Câu 24: Ở người bệnh bạch tạng là do đột biến gen lặn trên NST thường gây nên. Gen trội quy 
định da bình thường. Mẹ không mắc bệnh có thể sinh ra con bị mắc bệnh trong trường hợp nào sau 
đây ?
 A. Mẹ có kiểu gen dị hợp, bố có kiểu gen dị hợp hay đồng hợp lặn.
 B. Bố bệnh. 
 C. Bố mẹ có kiểu gen dị hợp. 
 D. Mẹ có kiểu gen dị hợp. 
Câu 25: Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch đơn mới được tổng hợp liên tục trên mạch khuôn :
 A. 5’ 3’.
 B. cả 2 mạch của ADN. 
 C. 3’ 5’. 
 D. không có chiều nhất định.
 Trang 3/5 - Mã đề 003 2. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 31 phân tử được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu 
của môi trường nội bào
3. Phân tử ADN trên đã nhân đôi liên tiếp 5 lần
4. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 30 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi 
trường nội bào.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
 A. 1. 
 B. 2. 
 C. 4.
 D. 3. 
Câu 36: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 
 (1) Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp 
qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
 (2) Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển.
 (3) Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá diễn ra phổ biến ở cả động vật và thực vật.
 (4) Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa 
lí.
 A. 1. 
 B. 3.
 C. 4. 
 D. 2. 
Câu 37: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, có cấu trúc di 
truyền ở các thế hệ như sau:
P: 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa = 1. F1: 0,20 AA + 0,44 Aa + 0,36 aa = 1.
 F2: 0,16 AA + 0,38 Aa + 0,46 aa = 1. F3: 0,09 AA + 0,21 Aa + 0,70 aa = 1.
 Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể trên theo hướng:
 A. loại bỏ kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen đồng hợp lặn. 
 B. loại bỏ kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen dị hợp.
 C. loại bỏ kiểu gen dị hợp và giữ lại các kiểu gen đồng hợp.
 D. loại bỏ kiểu gen đồng hợp lặn và kiểu gen dị hợp.
Câu 38: Enzim nối sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp có tên là:
 A. Ligaza. B. ARN-pôlimeraza.
 C. ADN-pôlimeraza. D. Restrictaza. 
Câu 39: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
 A. Chọn lọc cá thể B. Đột biến nhân tạo 
 C. Lai tế bào sinh dưỡng D. Kĩ thuật di truyền 
Câu 40: Điều nào dưới đây là không đúng khi nói về quần thể ngẫu phối?
 A. có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa dạng về kiểu hình
 B. quá trình giao phối là nguyên nhân dẫn đến sự đa hình của quần thể
 C. các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản và khác nhau về nhiều chi tiết
 D. tần số kiểu gen đồng hợp ngày càng tăng và kiểu gen dị hợp ngày càng giảm.
 ------ HẾT ------
 Trang 5/5 - Mã đề 003

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_sinh_hoc_lop_12_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_truon.doc
  • docPhieu soi dap an-3.doc