Đề kiểm tra Sinh học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 015 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Sinh học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 015 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Sinh học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 015 (Kèm đáp án)
SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu) (Đề có 5 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 015 Câu 1: Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ các alen trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, khi cho cơ thể có kiểu gen AabbDd tự thụ phấn, thu được đời con gồm: A. 9 kiểu gen và 4 kiểu hình. B. 9 kiểu gen và 6 kiểu hình. C. 8 kiểu gen và 4 kiểu hình. D. 8 kiểu gen và 6 kiểu hình. Câu 2: Cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân không có đột biến sẽ sinh ra bao nhiêu loại giao tử? A. 4. B. 2. C. 6. D. 8. Câu 3: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh; gen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Các gen này phân li độc lập. Cho đậu Hà Lan hạt vàng, trơn giao phấn với đậu hạt xanh, nhăn thu được F1 có số cây hạt xanh, nhăn chiếm tỉ lệ 25%. Kiểu gen của các cây bố, mẹ có thể là: A. AaBb và aabb. B. AaBB và aabb. C. AABB và aabb. D. AABb và aabb. Câu 4: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 NST trên 2 cặp NST tương đồng được gọi là: A. thể bốn. B. thể ba. C. thể tứ bội D. thể ba kép. Câu 5: Điều nào dưới đây là không đúng khi nói về quần thể ngẫu phối? A. các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản và khác nhau về nhiều chi tiết B. quá trình giao phối là nguyên nhân dẫn đến sự đa hình của quần thể C. tần số kiểu gen đồng hợp ngày càng tăng và kiểu gen dị hợp ngày càng giảm. D. có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa dạng về kiểu hình Câu 6: Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra 62 mạch polinucleotit mới. Xét các kết luận sau: 1. Tất cả các phân tử ADN tạo ra đều có chứa nguyên liệu mới từ môi trường nội bào 2. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 31 phân tử được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào 3. Phân tử ADN trên đã nhân đôi liên tiếp 5 lần 4. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 30 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 7: Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình: A. Vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật. B. Đào thải những biến dị bất lợi. C. Tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật. Trang 1/5 - Mã đề 015 C. Dung hợp tế bào trần. D. Nhân bản vô tính. Câu 17: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là: A. Bằng chứng sinh học phân tử. B. Bằng chứng địa lí sinh học. C. Bằng chứng giải phẫu so sánh. D. Bằng chứng phôi sinh học. Câu 18: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F 1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F 2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Kiểu gen của bí quả tròn đem lai với bí quả dẹt F1 là: A. aaBb. B. AAbb. C. aaBB. D. AAbb hoặc aaBB. Câu 19: Một quần thể động vật có 1000 con, trong đó số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa) là 160 con. Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, tính theo lý thuyết tần số các alen A và a lần lượt là: A. 0,84 và 0,16. B. 0,40 và 0,60. C. 0,60 và 0,40. D. 0,50 và 0,50. Câu 20: Cho biết gen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây thu được đời con có hai loại kiểu hình? A. AaBB × aaBb. B. AaBb × AaBb C. aaBb × Aabb. D. aaBB × aaBb. Câu 21: Ở người bệnh bạch tạng là do đột biến gen lặn trên NST thường gây nên. Gen trội quy định da bình thường. Mẹ không mắc bệnh có thể sinh ra con bị mắc bệnh trong trường hợp nào sau đây ? A. Mẹ có kiểu gen dị hợp, bố có kiểu gen dị hợp hay đồng hợp lặn. B. Bố bệnh. C. Mẹ có kiểu gen dị hợp. D. Bố mẹ có kiểu gen dị hợp. Câu 22: Cho các thành tựu sau: (1)- Cừu Đôly (2)- Giống bông kháng sâu bệnh (3)- Chuột bạch có gen hoocmon sinh trưởng của chuột cống (4)- Giống dâu tằm tam bội (5)- Giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt (6)- Giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp β- carotene Các thành tựu của công nghệ gen là: A. (1), (3), (5), (6) B. (1), (2), (3), (5), (6) C. (1), (2), (4), (5), D. (2), (3), (5), (6) Câu 23: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật? A. Chọn lọc cá thể B. Lai tế bào sinh dưỡng C. Đột biến nhân tạo D. Kĩ thuật di truyền Câu 24: Bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X. Bố bị bệnh, mẹ mang gen tiềm ẩn, nếu sinh con trai, khả năng mắc bệnh này bao nhiêu so với tổng số con? A. 50%. B. 12,5%. C. 25%. Trang 3/5 - Mã đề 015 D. XO. Câu 33: Di truyền học tư vấn nhằm chẩn đoán một số tật, bệnh di truyền ở thời kỳ: A. Mới sinh. B. Trước sinh. C. Sau sinh. D. Sắp sinh. Câu 34: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,5. Tỷ lệ kiểu gen Aa của quần thể là: A. 12,5. B. 25%. C. 50%. D. 37,5%. Câu 35: Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của: A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên D. Đột biến. Câu 36: Lai phân tích là phép lai: A. giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản. B. giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen. C. giữa 2 cơ thể có tính trạng tương phản. D. giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể chưa biết kiểu gen để kiểm tra kiểu gen. Câu 37: Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDd, sẽ thu được bao nhiêu dòng thuần? A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 38: Enzim nối sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp có tên là: A. Restrictaza. B. Ligaza. C. ADN-pôlimeraza. D. ARN-pôlimeraza. Câu 39: Với XH: Bình thường, Xh: máu khó đông. Để sinh được con gái, con trai đảm bảo không bị bệnh bị máu khó đông. Kiểu gen của bố và mẹ có thể là: A. Bố: XhY, mẹ: XHXh B. Bố: XhY, mẹ: XHXH C. Bố: XHY, mẹ: XHXh D. Bố: XHY, mẹ: XhXh Câu 40: Những cơ thể sinh vật trong đó bộ NST trong nhân chứa số lượng NST tăng hay giảm 1 hoặc một số NST, di truyền học gọi là: A. Thể đa bội đồng nguyên. B. Thể lưỡng bội. C. Thể lệch bội. D. Thể đơn bội. ------ HẾT ------ Trang 5/5 - Mã đề 015
File đính kèm:
- de_kiem_tra_sinh_hoc_lop_12_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_truon.doc
- Phieu soi dap an-3.doc