Đề kiểm tra Sinh học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 020 (Kèm đáp án)

doc 5 Trang tailieuthpt 108
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Sinh học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 020 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Sinh học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 020 (Kèm đáp án)

Đề kiểm tra Sinh học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 020 (Kèm đáp án)
 SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 - 2020
 TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ MÔN SINH HỌC
 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu)
 (Đề có 5 trang)
Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 020
Câu 1: Nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là:
 A. Đột biến. B. Giao phối.
 C. Các cơ chế cách li. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 2: Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AaBbDd, sẽ thu được bao nhiêu dòng thuần? 
 A. 3. 
 B. 8.
 C. 4. 
 D. 6. 
Câu 3: Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp:
 A. Gây đột biến gen. 
 B. Nhân bản vô tính. 
 C. Sinh sản hữu tính.
 D. Gây đột biến dòng tế bào xôma. 
Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về quần thể giao phối ?
 A. Các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong cùng một loài không thể có sự giao phối với 
nhau.
 B. Có sự đa hình về kiểu gen tạo nên sự đa hình về kiểu hình.
 C. Nét đặc trưng của quần thể giao phối là sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong 
quần thể.
 D. Quá trình giao phối là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đa hình về kiểu gen.
Câu 5: Một cơ thể có 2 cặp gen dị hợp giảm phân tạo giao tử AB với tỉ lệ 10%. Tần số hoán vị 
gen bằng bao nhiêu?
 A. 10%. B. 40%. 
 C. 20%. D. 30%.
Câu 6: Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử là:
 A. prôtêin. B. axit nuclêic. 
 C. ARN. D. ADN.
Câu 7: Người ta thường nói bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì :
 A. Bệnh do gen đột biến trên NST Y qui định.
 B. Chỉ gặp ở nam giới không gặp ở nữ giới.
 C. Nam giới mẫn cảm hơn với bệnh này. 
 D. Bệnh do gen lặn trên NST giới tính X qui định.
Câu 8: Một quần thể gồm 160 cá thể có kiểu gen AA, 480 cá thể có kiểu gen Aa, 360 cá thể có 
kiểu gen aa. Tần số alen A là
 A. 0,6. B. 0,5. 
 C. 0,4. D. 0,3.
Câu 9: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc cơ chế cách li trước hợp tử?
 (1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. 
 (2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
 Trang 1/5 - Mã đề 020 D. (2), (3), (6). 
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng?
 A. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, 
và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.
 B. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương 
đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.
 C. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện 
chức năng khác nhau.
 D. Cánh của bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là 
giúp cơ thể bay.
Câu 19: Mức xoắn 1 của NST là: 
 A. sợi cơ bản, đường kính 11nm. 
 B. siêu xoắn, đường kính 300nm. 
 C. crômatic, đường kính 700nm.
 D. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm.
Câu 20: Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở: 
 A. Ri bô xôm. 
 B. Nhân tế bào.
 C. Ty thể. 
 D. Tế bào chất. 
Câu 21: Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung:
 A. Các gen không alen với nhau cũng phân bố trên một NST.
 B. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.
 C. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
 D. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
Câu 22: Ở một loài thực vật giao phấn, alen A quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a 
quy định hoa màu trắng. Quần thể nào sau đây chắc chắn ở trạng thái cân bằng di truyền?
 A. 0,25AA : 0,2Aa : 0,55aa
 B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa .
 C. 0,5AA : 0,25Aa : 0,25aa. 
 D. 0,25AA : 0,25Aa : 0,5aa. 
Câu 23: Ở một loài thực vât, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa 
trắng. Dựa vào tỉ lệ kiểu hình có thể khẳng định quần thể nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di 
truyền?
 A. Quần thể có 100% cây hoa trắng. 
 B. Quần thể có 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng
 C. Quần thể có 50% cây hoa đỏ, 50% cây hoa trắng.
 D. Quần thể có 100% cây hoa đỏ. 
Câu 24: Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là:
 A. Tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng cho năng suất cao.
 B. Tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất mới.
 C. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen trong chọn giống vật nuôi, cây trồng.
 D. Chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của vật nuôi, cây trồng trong chọn giống.
Câu 25: Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở:
 A. Kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần.
 B. Kết quả của tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì.
 C. Kết quả của quá trình lai xa khác loài.
 D. Sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ.
Câu 26: Ở người, gen M quy định mắt phân biệt màu bình thường, alen đột biến m quy định bệnh 
 Trang 3/5 - Mã đề 020 C. 2. 
 D. 1. 
Câu 36: Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là 
(1) Các yếu tố ngẫu nhiên. (2) Đột biến. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu 
nhiên. 
 A. (1), (2). B. (1), (4). C. (2), (4). D. (1), (3).
Câu 37: Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit sẽ dừng lại khi ribôxôm:
 A. gặp bộ ba kết thúc 
 B. tế bào hết axít amin
 C. gặp bộ ba đa nghĩa.
 D. trượt hết phân tử mARN 
Câu 38: Có một số phép lai và kết quả phép lai ở loài hoa loa kèn như sau:
♀ Loa kèn xanh × ♂ Loa kèn vàng → F1 toàn loa kèn xanh
♀ Loa kèn vàng × ♂ Loa kèn xanh → F1 toàn loa kèn vàng
Sự khác nhau cơ bản giữa hai phép lai dẫn đến kết quả khác nhau:
 A. Tính trạng của bố là tính trạng lặn.
 B. Do chọn cây bố mẹ khác nhau. 
 C. Hợp tử phát triển từ noãn cây nào thì mang đặc điểm của cây ấy. 
 D. Tính trạng loa kèn vàng là trội không hoàn toàn.
Câu 39: Cơ chế làm xuất hiện các khối u trên cơ thể người là do:
 A. Các đột biến gen. 
 B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
 C. Tế bào bị đột biến mất khả năng kiểm soát phân bào.
 D. Tế bào bị đột biến xôma. 
Câu 40: Loại đột biến cấu trúc NST có thể làm giảm số lượng gen trên NST là:
 A. lặp đoạn, chuyển đoạn. 
 B. lặp đoạn, đảo đoạn.
 C. mất đoạn, chuyển đoạn. 
 D. đảo đoạn, chuyển đoạn.
 ------ HẾT ------
 Trang 5/5 - Mã đề 020

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_sinh_hoc_lop_12_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_truon.doc
  • docPhieu soi dap an-4.doc