Đề thi thử lần 1 môn Sinh học - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 132 (Kèm đáp án)

docx 5 Trang tailieuthpt 65
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử lần 1 môn Sinh học - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 132 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử lần 1 môn Sinh học - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 132 (Kèm đáp án)

Đề thi thử lần 1 môn Sinh học - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Mã đề 132 (Kèm đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN QUỐC GIA NĂM 2019
 Đề thi thử lần 1 Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Sinh học
 (Đề thi gồm có 05 trang) Thời gian làm bài:50 phút (40 câu trắc nghiệm)
 Mã đề thi 
 132
 Câu 1: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật 
 lên cạn ở đại nào sau đây?
 A. Đại Nguyên sinh B. Đại Cổ sinh C. Đại Tân sinh D. Đại Trung sinh
 Câu 2: Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng 
 quy tính trạng?
 A. Cánh chim và cánh bướm
 B. Ruột thừa của người và ruột tịt của động vật
 C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người
 D. Chân trước của mèo và cánh dơi
 Câu 3: Khi nói về hóa thạch phát biểu nào sau đây không đúng?
 A. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của 
 sinh giới.
 B. Tuổi của hóa thạch được xác định được nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong 
 hóa thạch.
 C. Căn cứ vào hóa thạch có thể biết loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.
 D. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.
 Câu 4: Cho phép lai P: AaBbDdEEFf x AaBbDdEeff. Các cặp alen phân li độc lập trong 
 quá trình phát sinh giao tử, không phát sinh đột biến mới. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen 
 mang 3 alen trội ở thế hệ con (F1) là
 A. 27/64 B. 28/256 C. 21/256 D. 30/256
 Câu 5: Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 
 3’ AAATTGAGX5’ Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nuclêôtit của 
 đoạn mARN tương ứng là
 A. 3’UUUAAXUXG5’. B. 3’GXUXAAUUU5’.
 C. 5’TTTAAXTXG3’. D. 5’TTTAAXTGG3’.
 Câu 6: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến 
 xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng?
 A. Trong dịch mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các 
 nucleotit trên phân tử ARN.
 B. Trong phiên mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các 
 nucleotit trên mạch gốc ở vùng mã hóa của gen.
 C. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trên phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
 D. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả 
 các nucleotit trên mỗi mạch đơn.
 Câu 7: Sơ đồ phả hệ dưới đây cho biết một bệnh ở người do một trong hai alen của gen quy 
 định.
 Trang 1/5 - Mã đề thi 132 (2). Kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 30%. 
 (3). Tần số hoán vị gen là 36%. 
 (4). Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 16,5%. 
 (5). Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 16%. 
 (6). Xác suất để 1 cá thể A-B-D- có kiểu gen thuần chủng là 8/99.
 A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 17: Di truyền đa gen là hiện tượng
 A. cơ thể sinh vật có rất nhiều gen.
 B. gen có nhiều alen, các alen tương tác qua lại với nhau
 C. các gen không alen cùng hoạt động để quy định một tính trạng
 D. nhiều gen alen hoặc không alen cùng chi phối một tính trạng.
Câu 18: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ. 
Điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
 A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
 C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. D. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
Câu 19: Cho phép lai giữa các cá thể tứ bội có kiểu gen Aaaa x AAaa. Biết cây tứ bội chỉ 
cho giao tử 2n. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây có kiểu gen đồng hợp ở F1 là
 A. 5/6. B. 3/4. C. 1/12. D. 11/12.
Câu 20: Một quần thể ở thế hệ xuất phát có 0,4 Aa; cho tự thụ phấn liên tục qua hai thế hệ 
thì tỉ lệ % của thể dị hợp là:
 A. 10% B. 20% C. 25% D. 40%
Câu 21: Ở một loài có bộ NST lưỡng bội, gen A và gen B cùng nằm trên NST X ( không có 
alen trên Y), trong đó gen A có 5 alen, gen B có 7 alen. Trong quần thể sẽ có tối đa số loại 
kiểu gen là
 A. 420 B. 620 C. 665 D. 1330
Câu 22: Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể X ở người gây ra có đặc điểm di truyền nào sau 
đây?
 A. Bố mẹ không mắc bệnh có thể sinh ra con mắc bệnh.
 B. Bệnh thường biểu hiện ở nam nhiều hơn nữ.
 C. Mẹ mắc bệnh thì tất cả các con trai đều mắc bệnh.
 D. Bố mắc bệnh thì tất cả các con gái đều mắc bệnh.
Câu 23: Ở một loài động vật, cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và bb nằm trên cặp NST số 
5. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen Aabb thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. 
Biết rằng cặp NST số 2 giảm phân bình thường; cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li ở kì 
sau I trong giảm phân, giảm phân II diễn ra bình thường. Tính theo lí thuyết, các loại giao tử 
được tạo ra là
 A. Abb, abb, A, a. B. Aabb, O.
 C. Abb, a hoặc abb, A. D. Abb, abb, O.
Câu 24: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người là
 A. miệng thực quản dạ dày ruột non ruột già hậu môn.
 B. miệng ruột non dạ dày hầu ruột già hậu môn.
 C. miệng ruột non thực quản dạ dày ruột già hậu môn.
 D. miệng dạ dày ruột non thực quản ruột già hậu môn.
Câu 25: Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là
 A. màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân.
 B. màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân.
 C. thành tế bào, màng sinh chất, nhân.
 Trang 3/5 - Mã đề thi 132 Câu 35: Giả sử thế hệ thứ nhất của một quần thể thực vật ở trạng thái cân bằng di truyền có 
q(a) =0, 2 ; p(A)= 0,8. Thế hệ thứ hai của quần thể có cấu trúc 0,72AA : 0,16Aa : 0,12aa. 
Cấu trúc di truyền của quần thể ở thể hệ thứ ba sẽ như thế nào? Biết rằng cách thức sinh sản 
tạo ra thế hệ thứ ba cũng giống như cách thức sinh sản tạo ra thế hệ thứ hai.
 A. 0,72AA + 0,16Aa + 0,12aa B. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa
 C. 0,76AA + 0,08Aa + 0,16aa D. 0,78AA + 0,04Aa + 0,18aa
Câu 36: Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu
 A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.
Câu 37: Ở một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có sự tác động của hai gen A và B 
theo sơ đồ
 Gen A Gen B
 ↓
 Enzim A enzim B
 ↓
 Chất trắng 1 → Chất vàng → Chất đỏ
 Gen a và b không tạo được enzim, hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau. Cho cây 
AaBb tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở đời F1 là:
 A. 1 đỏ, 3 vàng, 1 trắng B. 9 đỏ, 6 vàng, 1 trắng
 C. 9 đỏ, 3 vàng, 4 trắng D. 9 đỏ, 3trắng, 4 vàng
Câu 38: Cho các thành tựu sau:
 (1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt
 (2) Tạo giống dâu tằm tứ bội
 (3) Tạo giống gạo vàng có khả năng tổng hợp croten trong hạt
 (4) Tạo giống dưa hấu tam bội.
 Thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là
 A. (1) và (2) B. (2) và (4) C. (3) và (4) D. (1) và (3)
Câu 39: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã của gen trong 
nhân ở tế bào nhân thực?
 A. Chỉ có một mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã tổng hợp mARN.
 B. mARN được tổng hợp xong tham gia ngay vào quá trình dịch mã tổng hợp protein.
 C. Enzim ARN pôlimeraza tổng hợp mARN theo chiều 5’ → 3’.
 D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A - U, T – A, X – G, G – X.
Câu 40: Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng liệu pháp gen đang được các nhà 
khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là
 A. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.
 B. đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để ức chế hoạt động của gen gây bệnh.
 C. làm biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể thành các gen lành.
 D. bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.
 ----------- HẾT ----------
 Trang 5/5 - Mã đề thi 132

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_lan_1_mon_sinh_hoc_ky_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2.docx
  • pdfĐề thi thử lần 1 mã 001.pdf
  • docxĐÁP ÁN CÁC MÃ Đ2.docx
  • pdfĐÁP ÁN CÁC MÃ Đ2.pdf