Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 24: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) - Chu Thị Hồng Nhung
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 24: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) - Chu Thị Hồng Nhung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 24: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) - Chu Thị Hồng Nhung
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 – TUẦN 24 (TỪ 16/3 – 22/3/20) GV biên soạn: Chu Thị Hồng Nhung & 1. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Hồ Chí Minh) A.CỦNG CỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN. I. Tác giả a. Tiểu sử: SGK b. Di sản văn học văn học HCM - Văn chính luận : Những áng văn chính luận được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng của một trái tim vĩ đại - để đấu tranh chính trị. Tác phẩm tiêu biểu : + Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, tiếng Pháp). + Tuyên ngôn Độc lập (1945). + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946). + Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966). + Di chúc (1969). - Truyện và kí : Viết trong thời gian hoạt động ở Pháp nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai, đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng. Tác phẩm tiêu biểu : + Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922). + Con người biết mùi hun khói (1922). + Vi hành (1923). + Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925). + Nhật kí chìm tàu (1931). - Thơ ca : lĩnh vực nổi bật nhất trong sự nghiệp văn chương của Người + Nhật kí trong tù (1942 – 1943; chữ Hán, 133 bài). + Thơ Hồ Chí Minh (86 bài, tiếng Việt). + Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài). c. Quan điểm sáng tác. - Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá – tư tưởng. - Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học : nhà văn phải “miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” và “giữ tình cảm chân thật”, “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và “ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. - Người nhắc “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo” - Hồ Chí Minh luôn xác định mục đích và đối tượng khi viết : “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì ?” và “Viết cái gì ?”, “Viết như thế nào ?” e. Phong cách nghệ thuật - Văn chính luận : bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức; lí luận gắn với thực tiễn; giàu tính luận chiến; vận dụng hiệu quả nhiều phương thức biểu đạt. - Truyện – kí : chủ động và sáng tạo trong bút pháp; bộc lộ rõ chất trí tuệ và tính hiện đại. - Thơ ca : Khi là những bài mang tính cổ thi hàm súc, uyên thâm, sử dụng nhiều điển tích điển cố, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật. Khi là những tác phẩm thơ hiện đại,với Cách mở bài rất hay, hùng hồn trang nghiêm. Người không chỉ nói với nhân dân Việt Nam ta, mà còn tuyên bố với thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, thế chiến 2 vừa kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, nhất là các nước trong phe Đồng minh, đồng thời ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của Đờ Gôn và bọn thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham vọng. - HCM suy rộng.... “Cống hiến nổi tiếng của cụ HCM là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình”(Singô Sibata). Ý nghĩa: Độc đáo, bất ngờ, có sự cân nhắc kĩ, thể hiện cách đánh địch bằng chiến thuật gậy ông đập lưng ông (dùng lí lẽ của kẻ thù để phản bác lại chúng). b. Phần kể tội Pháp: Áp bức tồi tệ nhân dân ta và bỏ rơi nhân dân ta khi phát xít Nhật nhảy vào ĐD. => Nhãn quan chính trị nhạy bén của HCM và của Đảng ta. Từ đó, tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ đối với cuộc k/c sớm muộn cũng sẽ bắt đầu. - Kể tội áp bức: Rất khái quát nhưng cũng rất cụ thể: Về chính trị; Về kinh tế. - Kể tội bỏ rơi: Sự thật là..... - Tội phản bội Đồng minh của Pháp. * Nghệ thuật luận tội: - Lập luận theo phương pháp phản đề: + Pháp kể công khai hóa thì bản tuyên ngôn kể 5 tội về chính trị và 4 tội về kinh tế. + Pháp kể công bảo hộ thì bản tuyên ngôn kể tội Pháp bán nước ta hai lần cho Nhật. + Pháp kể công đứng về phe Đồng Minh thì bản tuyên ngôn kể tội Pháp đã mở cửa nước ta để rước Nhật, quỳ gối đầu hàng, bỏ chạy khi bị Nhật đảo chính - Điệp từ, điệp cấu trúc: chúng - Dẫn chứng xác thực: Thực tế của lịch sử. - Giọng điệu hùng hòn đanh thép, hung hồn, căm phẫn. - Từ ngữ chính xác, giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm: thi hành, tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu, lập, tuyệt đối, làng xóm xơ xác tiêu điều =>Bản cáo trạng đnh thép ->Tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với Pháp. c. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Việt Minh cùng khối đoàn kết toàn dân. - Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật hàng Đồng minh. - Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. - Chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xoá bỏ. - Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập. hiện đại xung quanh, từng chút từng chút, chúng thấm vào và khiến bạn cảm thấy chỉ thở thôi cũng nặng nề, cuộc sống qua đôi mắt thật xám xịt và chẳng có gì hay ho. Chúng tôi cảm thấy rằng, chính giữa những guồng quay hối hả, khắc nghiệt của đời sống hiện đại, giữa việc chúng ta luôn phải lao về phía trước với một nỗi sợ bị thất bại, sợ bị thụt lùi, sợ gặp những điều bất trắc. Chúng ta kiệt sức, hụt hơi và luôn phải gồng gánh. Khi nghĩ đến đấy, chúng tôi nhận ra: "Bình tĩnh sống" chính là cái thái độ sống mà chúng ta đang thiếu, một thông điệp cần thiết để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài. ( cuoc-song-hien-dai-day-voi-va-20171126121516091.chn) 1. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu: Bước chân ra khỏi nhà, chúng ta lại buộc mình lao vào một cuộc chiến khốc liệt, với những xung đột, những vất vả, những đua tranh vô hình với xã hội, những gánh nặng của chính bản thân. 2. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống. 3. Theo anh/ chị, cần phải làm gì để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài được nêu trong văn bản. 4. Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh hay không. Nêu rõ lí do . Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa thông điệp “Bình tĩnh sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc hiểu. Câu 2. (5,0 điểm) Mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập”, Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791, trong đó có câu: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”; Sau đó Người lại viết: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn nhân đạo và chính nghĩa”. Từ việc cảm nhận những câu văn trên, anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật lập luận của Bác trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” * Giá trị lịch sử và văn học, mục đích, đối tượng của bản “Tuyên ngôn Độc lập” – Giá trị lịch sử: Là văn kiện lịch sử vô giá, là lời tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, dân chủ, tự do. – Giá trị văn học: + Giá trị tư tưởng: “Tuyên ngôn Độc lập” là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do. Tác phẩm có tính nhân văn sâu sắc. + Giá trị nghệ thuật: Là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, những bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn. – Đối tượng: Nhân dân Việt Nam; Các nước trên thế giới; Bọn đế quốc, thực dân đang lăm le xâm lược nước ta : Mỹ, Pháp. – Mục đích: Tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam mới; Ngăn chặn âm mưu xâm lược của bọn đế quốc, thực dân. Giới thiệu vị trí, tái hiện hai câu văn – Câu: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”(Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791) thuộc phần mở đầu – cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn Độc lập. – Câu “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn nhân đạo và chính nghĩa”.thuộc phần 2 – cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn Độc lập. Phân tích * Câu văn trích dẫn trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” – Trước hết, để đưa ra cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã viện dẫn Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ – một cường quốc thế giới lúc này, Người cũng không quên đưa ra những khẳng định hùng hồn của người Pháp – đất nước trực tiếp đi đô hộ dân tộc Việt Nam – về quyền con người: quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đồng thời Người khẳng định đó là những chân lí lớn của thời đại đã được thế giới công nhận, không ai có thể chối cãi được. – Ý nghĩa của việc trích dẫn: + Tuyên ngôn muốn được mọi người thừa nhận phải xuất phát từ lí lẽ, nền tảng vững chắc, có giá trị như một chân lí không ai chối cãi được. Hồ Chí Minh đã mượn lời trong tuyên ngôn của hai nước Mĩ và Pháp, tức là xuất phát từ những nguyên tắc của hai cường quốc lớn trên thế giới. – Khẳng định giá trị của hai câu văn cũng như của toàn bộ tác phẩm. – Nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.
File đính kèm:
- tai_lieu_on_tap_ngu_van_lop_12_tuan_24_tuyen_ngon_doc_lap_ho.docx