Đề kiểm tra Sinh học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 021 (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Sinh học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 021 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Sinh học Lớp 12 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Khê - Mã đề 021 (Kèm đáp án)
SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu) (Đề có 5 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 021 Câu 1: Màu sắc của hoa loa kèn do gen nằm ở trong tế bào chất quy định, trong đó gen A quy định hoa vàng, gen a quy định hoa xanh. Lấy hạt phấn của cây hoa màu vàng thụ phấn cho cây hoa màu xanh được F1. Cho F1 tự thụ phấn được F2, F2 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F3 sẽ là: A. 75% cây hoa vàng; 25% cây hoa xanh. B. 100% cây cho hoa màu vàng. C. 100% cây cho hoa màu xanh. D. trên mỗi cây đều có cả hoa vàng và hoa xanh. Câu 2: Trong chọn giống thực vật, để phát hiện những gen lặn xấu và loại bỏ chúng ra khỏi quần thể người ta thường dùng phương pháp: A. Tự thụ phấn. B. Gây đột biến đa bội. C. Lai xa và đa bội hóa. D. Lai tế bào sinh dưỡng. Câu 3: Kĩ thuật chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng thể truyền được gọi là: A. Kĩ thuật tổ hợp gen. B. Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp. C. Kĩ thuật chuyển gen. D. Kĩ thuật ghép các gen. Câu 4: Ở người, gen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình thấy có bố mẹ đều bình thường nhưng con trai họ bị bạch tạng. Bố mẹ có kiểu gen như thế nào về tính trạng này? A. P: Aa x AA B. P: Aa x Aa. C. P: AA x AA D. P: XAXa x XAY. Câu 5: Với XM: Bình thường, Xm: mù màu. Bố mẹ đều có kiểu hình nhìn màu bình thường, sinh được con gái nhìn màu bình thường và con trai mù màu. Đứa con gái lớn lên lấy chồng không bị bệnh mù màu thì xác suất để có thể xuất hiện đứa trẻ bị mù màu ở thế hệ tiếp theo là: A. 12,5% B. 3,125% C. 6,25 D. 25% Câu 6: Gen D có chiều dài 5100 A0 và số nucleoti loại adenin (A) chiếm 30% tổng số nucleotit của gen. Gen D bị đột biến thay thế một cặp A- T bằng một cặp G- X thì thành gen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân 2 lần liên tiếp, số nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là: A. A=T=5403; G=X= 3597. B. A=T=1800; G=X=1200. C. A=T=5397; G=X= 3603. D. A=T=899; G=X=601. Câu 7: Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AAbbDd, sẽ thu được bao nhiêu dòng thuần? A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Trang 1/5 - Mã đề 021 C. đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza. D. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN. Câu 16: Kỹ thuật cấy gen là kỹ thuật tác động trên đối tượng nào sau đây? A. Protêin. B. Nhiễm sắc thể. C. ARN. D. ADN. Câu 17: Trong điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi- Vanbec, có bao nhiêu quần thể có thành phần kiểu gen sau đây sẽ không thay đổi cấu trúc di truyền khi thực hiện ngẫu phối? I. 0,2 AA : 0,6 Aa : 0,2 aa. II. 0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa. III. 0,09 AA : 0,55 Aa : 0,36 aa. IV. 0,36 AA : 0,28 Aa : 0,36 aa. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 18: Người vợ có bố bị mù màu, mẹ không mang gen gây bệnh này. Người chồng có bố bình thường và mẹ không mang gen bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào? A. Tất cả con trai, gái không bị bệnh. B. 1/2 con gái mù màu,1/2 con gái bình thường, 1/2con trai mù màu, 1/2con trai bình thường. C. Tất cả con gái bình thường, 1/2 con trai bình thường, 1/2 con trai mù màu. D. Tất cả con gái đều không bị bệnh, tất cả con trai đều bị bệnh. Câu 19: Một Quần thể xuất phát có tỷ lệ của thể dị hợp Bb bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối liên tiếp, Tỷ lệ của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên là bao nhiêu? A. n = 1. B. n = 4. C. n = 2. D. n = 3. Câu 20: Trong một quần thể giao phối, gen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen a quy định quả bầu. Khi đạt trạng thái cân bằng, tần số alen a của quần thể là 0,1 thì tần số kiểu hình của quần thể lúc cân bằng: A. 99% quả tròn; 1% quả bầu B. 99,99% quả tròn; 0,01% quả bầu. C. 96% quả tròn ; 4% quả bầu. D. 81% quả tròn; 1% quả bầu. Câu 21: Ở một loài thực vật có 2n = 14. Số nhóm gen liên kết của loài là : A. 28 B. 14 C. 7 D. 2 Câu 22: Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm: A. Tạo ưu thế lai. B. Gây đột biến nhiễm sắc thể. C. Gây đột biến gen. D. Tăng nguồn biến dị cho chọn lọc. Câu 23: Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì: A. Quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh hơn nhiều. B. Vi khuẩn đơn bội, alen biểu hiện ngay kiểu hình. C. Kích thước quần thể nhân thực thường nhỏ hơn. D. Sinh vật nhân thực nhiều gen hơn. Câu 24: Điều nào là không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi-Vanbec ? A. không phát sinh đột biến, không xảy ra chọn lọc tự nhiên. B. các kiểu gen khác nhau phải có sức sống khác nhau. C. không có hiện tượng phát tán, di nhập gen. Trang 3/5 - Mã đề 021 A. AAbb. B. AaBb. C. aaBB D. AABb. Câu 35: Điểm nào sau đây không thuộc định luật Hacđi-Vanbec? A. Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể, giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài. B. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen. C. Phản ánh trạng thái động của quần thể, thể hiện tác dụng của chọn lọc và giải thích cơ sở của tiến hoá. D. Từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể. Câu 36: Đối tượng được Menđen sử dụng để nghiên cứu di truyền là: A. Bí ngô. B. Ruồi giấm. C. Đậu Hà Lan. D. Cà chua. Câu 37: Một quần thể có tỷ lệ kiểu gen: 0,09 AA : 0,42 Aa : 0,49 aa. Tần số alen a của quần thể là: A. 0,7. B. 0,49. C. 0,3. D. 0,09. Câu 38: Hai cơ quan tương đồng là : A. Chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi. B. Mang của loài cá và mang của các loài tôm. C. Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan. D. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng. Câu 39: Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là: A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Di – nhập gen Câu 40: Đột biến dạng thêm hoặc mất một nuclêôtit trong đọan đầu vùng mã hóa của gen được xem là một loại đột biến điểm nghiêm trọng nhất, bởi vì : A. Một số axit amin hoặc toàn bộ chuỗi polipeptit bị thay đổi, và prôtêin thường mất chức năng. B. Phần lớn những đột biến này là đột biến vô nghĩa (hình thành một trong các bộ ba mã kết thúc). C. Chúng chỉ xuất hiện trong các tế bào sinh dục, nên được phát tán nhanh trong quần thể. D. Đột biến này thường gây ảnh hưởng tới nhiều gen. ------ HẾT ------ Trang 5/5 - Mã đề 021
File đính kèm:
- de_kiem_tra_sinh_hoc_lop_12_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_truon.doc
- Phieu soi dap an-1.doc