Đề thi thử môn Ngữ văn - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019, lần 1 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Có đáp án

docx 8 Trang tailieuthpt 79
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn Ngữ văn - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019, lần 1 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Có đáp án", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử môn Ngữ văn - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019, lần 1 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Có đáp án

Đề thi thử môn Ngữ văn - Kỳ thi thử THPT Quốc gia năm 2019, lần 1 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên - Có đáp án
 SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN QUỐC GIA NĂM 2019 - LẦN THỨ 1 
 Bài thi môn: NGỮ VĂN 
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề
 (Đề thi gồm 02 trang)
 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
 Đọc đoạn trích dưới đây:
 Hôm nay, trong giảng đường này, những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi sẽ nghĩ gì, 
 làm gì để không hổ thẹn với các thế hệ cha anh? Câu trả lời là: Các bạn nên biết quí thời 
 gian tuổi trẻ!
 Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi 
 xuân trôi qua trong vô vọng. Những người thành công là những người dám vượt lên các yêu 
 cầu công việc. Bạn sẽ tìm ra con đường để đi hoặc sẽ tạo ra con đường mới mẻ. Ai sẽ dám đi 
 trên hoang vu chưa có dấu chân người
 Tôi nghĩ rằng, các bạn đều biết những vấn đề cơ bản liên quan đến WTO, đến Cộng 
 đồng kinh tế ASEAN, đến Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình dương - TPP. Nếu thờ ơ 
 với những vấn đề này thì thật đáng tiếc và có lẽ là nên đáng trách các bạn ạ. Hãy biết bầu 
 trời rộng mở và hãy biết đường chân trời để chọn điểm đến cho cuộc đời, dù đường có xa 
 vạn dặm, nhưng không đi thì chẳng khi nào đến được cả...
 Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở: Thế giới này là của bạn, đất nước này là 
 của chúng ta. Chúng ta biết người và không thể ngồi nhìn đồng bào nghèo khó mãi. Đừng 
 ngồi quây quần thường xuyên bên góc bếp và cũng đừng thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ 
 nhoi. Hãy đi ra để nhìn, để hiểu; đừng đắm đuối trên màn hình máy tính, trên smartphone 
 bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian, mà hãy dùng nó như một công cụ nối liền thế 
 giới bên ngoài...
 Trước mắt các bạn có nhiều ngả đường, bạn có trí tuệ, bạn có thời gian và bạn có ý 
 chí, hãy nắm tay nhau dám đi để đến vinh quang, dù đánh đổi cả cuộc đời vì đất nước thân 
 yêu này thì hãy cứ một phen!
 (Trích Bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Đại học sư phạm Hà Nội. 
 Nguồn: Trang Tin tức và Sự kiện - Trường ĐHSP Hà Nội)
 Thực hiện các yêu cầu: 
 Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
 Câu 2. Tác giả bài viết mong muốn tuổi trẻ sử dụng máy tính, smartphone vào việc 
 gì?
 Câu 3. Việc tác giả dẫn ra các tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, TPP 
 nhằm mục đích gì?
 Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: “dù đường có xa vạn dặm, nhưng không 
 đi thì chẳng khi nào đến được cả.”? Vì sao? SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI THỬ THPT
 TRƯỜNG THPT QUỐC GIA NĂM 2019 - LẦN THỨ 1
 NGUYỄN TRUNG THIÊN 
 Phần Câu Nội dung Điể
 m
 I ĐỌC HIỂU 3,0
 1. - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5
 2. - Tác giả bài viết mong muốn tuổi trẻ hãy sử dụng máy tính, 0.5
 smartphone vào việc: 
 Hãy dùng nó như một công cụ nối liền thế giới bên ngoài...
 3. - Việc tác giả dẫn ra các tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế: WTO, 1.0
 ASEAN, TPP nhằm mục đích:
 + Cho mọi người thấy thời đại ngày nay là thời đại hội nhập kinh 
 tế. 
 + Khuyên chúng ta mở rộng tầm nhìn, kết nối với thế giới bên 
 ngoài.
 4 - Thí sinh có thể đồng ý, không đồng ý hoặc chỉ đồng ý một phần 1.0
 với quan điểm “dù đường có xa vạn dặm, nhưng không đi thì 
 chẳng khi nào đến được cả.”
 - Thí sinh phải lí giải được quan điểm của mình:
 + Đồng ý: dù đường có xa vạn dặm, nhưng không đi thì chẳng 
 khi nào đến được cả, vì cuộc sống có muôn vàn khó khăn trở 
 ngại, như đường xa vạn dặm, nhưng không phải vì thế mà ta 
 buông xuôi bỏ mặc. Mọi người phải có hành động cụ thể, phải 
 giải quyết từ việc nhỏ nhất, vì việc nhỏ không làm thì cũng chẳng 
 bao giờ xong.Khi đã có đường đi thì đích đến sẽ mở ra.
 + Không đồng ý: dù đường có xa vạn dặm, nhưng không đi thì 
 chẳng khi nào đến được cả, vì thấy cuộc sống quá khó khăn, nên 
 phó mặc cho số phận.
 + Đồng ý một phần nào đó. (thí sinh có lí giải hợp lí được chấp 
 nhận)
 II LÀM VĂN 7. 0
 NLXH Từ nội dung đã trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 2.0
 1 một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về con đường mà bản 
 thân sẽ lựa chọn trong tương lai.
 a Đảm bảo thể thức của đoạn văn 0.25
 b Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lựa chọn con đường đi phù hợp 0.25
 cho bản thân. văn về hình tượng này.
a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân 0.25
 bài và kết bài (Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được 
 vấn đề gồm các ý, đoạn văn và kết bài kết luận được vấn đề)
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.25
 Phân tích vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của con sông Đà, từ đó làm
 nổi bật góc độ nhìn, cách nhìn của nhà văn.
c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt 
 các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; 
 diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ có sức thuyết 
 phục; biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm rõ được vấn
 đề. 
 - Giới thiệu khái quát các tác giả, tác phẩm; vấn đề cần nghị luận. 0.5
 1, Phân tích vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của con sông Đà 3.0
 a, Con sông đà hung bạo: 1.25
 Con sông Đà hũng vĩ, hung bạo được tác giả khắc họa theo trình 
 tự không gian, bằng nhiều chi tiết đặc sắc.
 - Cảnh “đá bờ sông dựng vách thành”: mặt sông chỗ ấy chỉ lúc 
 “đúng ngọ” (lúc giữa trưa) mới có mặt trời. Có vách đá chẹt lòng 
 sông “như một cái yết hầu”, có quãng con nai, con hổ có lần vọt 
 từ bờ này sang bờ kia. Vì lòng sông hẹp, bờ sông là vách đá cao, 
 nên ngồi trong khoang đò ở quãng sông ấy “đang mùa hè mà 
 cũng thấy lạnh.”
 - Sự hùng vĩ, hung bạo của Sông Đà còn thể hiện ở quãng mặt 
 ghềnh Hát Loóng với hàng cây số “nước xô đá, đá xô sóng, sóng 
 xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Đây là nơi nguy 
 hiểm, người lái đò nào đi qua khúc sông này mà không thận trọng 
 tay lái thì “dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.
 - Các “hút nước” trên sông: Đó là những xoáy nước khổng lồ, 
 được tác giả so sánh “giống như cái giếng bê tông thả xuống sông 
 để chuẩn bị làm móng cầu”. Nước ở đây “thở và kêu như của 
 cống cái bị sặc... nghe ặc ặc như rót dầu sôi”. Tác giả tưởng 
 tượng: có người quay phim táo tợn, ngồi trên chiếc thuyền thúng, 
 rồi cho cả thuyền, cả người, cả máy hút xuống đáy xoáy nước 
 Sông Đà, từ ở dưới chếch ngược ông kính lên mà quay sẽ có 
 những thước phim ấn tượng, gây cảm giác sợ hãi cho người xem. 
 Đây là nơi rất nguy hiểm, sẵn sàng nuốt chửng con thuyền nào 
 dám khinh suất tiến vào.
 - Thác Sông Đà: Tác giả cảm nhận sự hung bạo bằng âm thanh 
 dữ dội, nhiều thái cực của nó: Còn xa lắm mới đến cái thác dưới nhiêu tình”.
 - Sông Đà mang trong mình vẻ đẹp tĩnh lặng, nguyên sơ: “Hình 
 như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến 
 thế mà thôi.” “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử...như nỗi 
 niềm cổ tích tuổi xưa.”
 - Tiềm năng của sông Đà, nhà văn hình dung có đoàn tàu lên Tây 
 Bắc với tiếng còi xúp - lê làm giật mình những con hươu đang cúi 
 đầu ngốn những búp cỏ gianh đẫm sương đêm...
 => Sông Đà như một bài thơ trữ tình của Đất nước, dưới góc độ 
 này sông Đà là cố nhân của người dân Tây Bắc.
 c, Đánh giá:
 0.5
 - Qua hình tượng sông Đà, nhà văn thể hiện tình cảm yêu mến tha 
 thiết và say mê đối với thiên nhiên đất nước.
 - Tác giả đã miêu tả Sông Đà bằng những ví von, so sánh, liên 
 tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị. 
 - Từ ngữ trong bài tùy bút thật phong phú, sống động, giàu hình 
 ảnh, giàu chất thơ và có sức gợi cảm cao.
 - Câu văn của tác giả rất đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc 
 thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình. Con Sông Đà vô 
 tri, dưới ngòi bút của nhà văn đã trở thành một sinh thể có tâm 
 hồn, tâm trạng.
 2. Góc độ nhìn, cách nhìn của nhà văn về hình tượng: 0.5
 - Nguyễn Tuân tiếp cận đối tượng ở phương diện văn hóa, thẩm 
 mĩ để khám phá, phát hiện, khen hay chê.Nhìn đối tượng ở nhiều 
 chiều để thấy được vẻ đẹp toàn diện của nó.
 - Nhà văn vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật 
 để quan sát hiện thực, sáng tạo hình tượng.
 - Nguyễn Tuân tô đậm cái phi thường xuất chúng, gây cảm giác 
 mãnh liệt: dữ dội thì phải đến mức khủng khiếp, đẹp thì phải đến 
 mức tuyệt vời.
d Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, 0.25
 mới mẻ về vấn đề nghị luận; biết cắt nghĩa, lí giải để làm nổi 
 bật, sâu sắc vấn đề cần nghị luận.
e Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo yêu cầu, không mắc lỗi 0.25
 ĐIỂM TOÀN BÀI THI: PHẦN I+II= 10,00 điểm

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_mon_ngu_van_ky_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2019_lan.docx