Sáng kiến kinh nghiệm - Một số giải pháp giáo dục đoàn viên thanh niên về vấn đề vệ sinh học đường và nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Một số giải pháp giáo dục đoàn viên thanh niên về vấn đề vệ sinh học đường và nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm - Một số giải pháp giáo dục đoàn viên thanh niên về vấn đề vệ sinh học đường và nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần
MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN MỞ ĐẦU 2 PHẦN NỘI DUNG 6 Chương 1. Cơ sở khoa học 6 1. Cơ sở lý luận 6 2. Cơ sở thực tiễn 6 Chương 2. Các giải pháp cần thiết về vấn đề vệ sinh học đường và rác thải 9 nhựa sử dụng một lần trong trường THPT 2.1. Công tác tuyên truyền giáo dục 9 2.2. Xây dựng các kế hoạch, các chế tài đưa vào tiêu chí thi đua của nhà trường 10 2.3. Xây dựng mô hình không có rác thải và rác thải nhựa sử dụng một lần tại 12 các chi đoàn kiểu mẫu 10A1, 10A9, 11A2, 11A9, 12A2, 12C3 2.4. Xử lý rác thải trong nhà trường 12 2.5. Thay thế các sản phẩm bằng nhựa bằng các sản phẩm thân thiện với môi 12 trường 2.6. Thành lập các đội tình nguyện viên đi tuyên truyền vận động từng khu vực 12 theo kế hoạch xây dựng trước ở trong nhà trường và trên địa bàn dân cư 2.7. Giáo dục ý thức học sinh thông qua các buổi chuyên đề, ngoại khóa 13 2.8. Công tác phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nhà trường 13 Chương 3. Tổ chức thực hiện 14 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16 1. Kết luận 16 2. Kiến nghị 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN 20 1 này chúng ta cần phải giải quyết từ những việc nhỏ trước đó chính là giáo dục ý thức con người cùng chung tay bảo vệ môi trường. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngay từ khi các em học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường là cực kì quan trọng, ngay khi các em ra trường chính các em lại là các tuyên truyền viên lan tỏa đến tất cả mọi người để chung tay bảo vệ môi trường. Từ thực tiễn và thực trạng trong việc đảm bảo vệ sinh học đường và nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần thời gian qua, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp giáo dục đoàn viên thanh niên về vấn đề vệ sinh học đường và nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần”. 2. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các giải pháp để giáo dục cho đoàn viên thanh niên trong các trường THPT hạn chế và tiến tới chấm dứt việc sử dụng rác thải nhựa sử dụng một lần. 3. Phạm vi nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu các vấn đề vệ sinh trường học và các giải pháp để không sử dụng rác thải nhựa sử dụng một lần trong trường THPT. 4. Mục đích nghiên cứu Giáo dục cho học sinh hiểu rõ tác hại của rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa sử dụng một lần để từ đó giúp các em tự giác hạn chế sử dụng rác thải nhựa và dần dần nói không với rác thải nhựa. Thông qua đề tài nghiên cứu đưa ra một số giải pháp phù hợp để chống rác thải nhựa sử dụng một lần và thay thế bằng các vật dụng hữu ích với môi trường. 5. Giả thiết khoa học Chấm dứt được tình trạng sử dụng rác thải trong các trường THPT. Học sinh tuyên truyền nêu gương trong nhà trường, trong gia đình và xung quanh khu vực nơi mình cư trú. Rác thải nhựa sẽ được thay thế bằng các loại rác thải không ô nhiễm môi trường. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Đưa ra những luận điểm về nạn ô nhiễm môi trường và tác hại của rác thải nhựa sử dụng một lần. 3 9. Dự kiến đóng góp của đề tài 9.1. Về lí luận Xây dựng kế hoạch, hệ thống văn bản hướng dẫn, định hướng cho học sinh trong vấn đề vệ sinh học đường chống rác thải nhựa sử dụng một lần tại trường THPT. Xác định được vị trí, vai trò của Đoàn thanh niên trong việc giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường. Xác định được những vấn đề bất cập khi đưa đề tài vào thực tiễn, phát huy tối đa mặt tích cực của đề tài 9.2. Về thực tiễn Nghiên cứu thực trạng thực trạng rác thải tại các trường THPT. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác vệ sinh học đường và các giả pháp chống rác thải nhựa một lần tại trường THPT. Nhân rộng ý tưởng này vào các trường THPT và các cơ quan không phải trường học. Học sinh trở thành những trung tâm để phát tán ý tưởng, sáng kiến của đề tài. 5 a. Thực trạng về vấn đề rác thải trong trường THPT Trong các môi trường của học đường thì gồm các loại rác chủ yếu sau đây: rác thải nhựa gồm túi ni lông, chai nhựa, sử dụng một lần, các loại túi nhựa để đựng xôi, cơm hộp, các loại ống hút, các vỏ bút bi, các loại hộp đựng bút Rác bằng gỗ như bàn ghế hỏng, rác bằng sắt, thép, xi măng, bê tông từ các công trình bị hư hỏng. Rác là các lá cây, cỏ cây trong nhà trường trong qua trình lao động dọn vệ sinh của học sinh. Rác là giấy loại do các em học sinh không sử dụng để lại. Rác thải từ các khu vực các nhà vệ sinh trong nhà trường. Lâu nay việc sử dụng và xử lý rác thải trong trường THPT nhiều lúc còn xem nhẹ, gần như rác thải tập trung từ các lớp và đến để chung vào một hố rác không xử lý hoặc khi quá đầy mới xử lý; khi xử lý thì cũng mang tính giải pháp tức thời chứ chưa tập trung xử lý triệt để, chính vì vậy mà hố rác lâu ngày bẩn thỉu, gây ô nhiễm môi trường khiến việc học các em bị ảnh hưởng thêm nữa là ý thức của học sinh cũng chưa tốt, nhà trường và đoàn trường cũng chưa có các chế tài hợp lý để quản lý và giáo dục học sinh một cách triệt để. b. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rác thải như hiện nay +) Những lợi ích do túi ni lông mang lại Người sản xuất túi ni lông đầu tiên là nhà hóa học Anh Alexander Parkes phát minh từ 150 năm trước đây. Ngay sau đó, người tiêu dùng trên toàn thế giới nhanh chóng nhận ra đó là phương thức đóng gói hàng hoá phổ biến nhất. Túi nillon giá rẻ hơn, mỏng nhẹ và bền dai hơn túi giấy là những ưu điểm dễ nhận thấy của chúng giá rẻ hơn, khiến chúng ta có thể mua được số lượng lớn với chi phí thấp cộng thêm với sự tiện lợi . Chính vì vậy trong tiềm thức của con người chưa muốn từ bỏ chúng. Túi ni lông có độ bền cao hơn so với túi giấy, có thể chống thấm, dễ dàng vận chuyển, nhất là trong trời mưa. Túi ni lông được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, với nhiều người sử dụng chúng như lót thùng đựng rác hoặc để đóng gói và lưu trữ các đồ dùng linh tinh. 7 Chương 2. Các giải pháp cần thiết về vấn đề vệ sinh học đường và rác thải nhựa sử dụng một lần trong trường THPT. Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội đặc biệt là rác thải nhựa sử dụng một lần. Với tình trạng bùng nổ rác thải đang diễn ra, việc chúng ta cấm ngay rác thải nhựa sử dụng một lần là gần như không thể. Trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đã thực hiện rất nhiều biện pháp để hạn chế sử dụng rác thải nhựa như: tuyên truyền, vận động; giao cho các tổ chức ra quân rầm rộ; từ cấp trung ương đến địa phương tổ chức rất nhiều hội thảo, cuộc họp để bàn về vấn đề này tuy nhiên mức độ ô nhiễm cũng không có sự cải thiện đáng kể nào. Nhưng tất cả chỉ như muối bỏ bể và đang gần như bất lực trong việc ngăn chặn rác thải nhựa ngày càng nhiều. Trước khi có các phương án thay thế rác thải nhựa sử dụng một lần thì chúng ta phải giải quyết hậu quả do việc sử dụng rác thải nhựa sử dụng một lần quá nhiều bằng cách phải thu hồi toàn bộ tập trung về một chỗ và xử lý khoa học để đảm bảo không ảnh hưởng môi trường trước đã. Chính vì vậy trước mắt chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau: 2.1 Công tác tuyên truyền, giáo dục Đây là một nội dung rất quan trọng trong chương trình dạy học. Cụ thể như giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh chung, tính tổ chức, tính nguyên tắc, tinh thần phê bình và tự phê bình, hình thành nên những phong cách hoạt động có xu hướng xã hội; giáo dục kỷ luật học sinh, giữ gìn nền nếp, ý thức bảo vệ môi trường trong trường học, trong sinh hoạt cá nhân; đấu tranh chống xả rác bừa bãi trong lớp, trong trường; nghiêm túc thực hiện các nội quy, quy định của nhà trường về vệ sinh môi trường. Giáo dục ý thức xây dựng môi trường nhà trường “Xanh –Sạch – Đẹp, không có ma túy”,... rèn luyện tính kỉ luật, ý thức tự giác có trách nhiệm với cộng đồng và mọi người xung quanh; giáo dục tính tích cực xã hội, các phẩm chất của con người mới đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác tuyên truyền ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường, không dùng rác thải nhựa bằng nhiều hình thức như: Trước hết để giáo dục học sinh thì mỗi thầy cô giáo phải tự mình thực hiện trước để học sinh thấy rằng các thầy cô đã làm được thì mình cũng phải làm. Nêu gương người tốt, việc tốt trong nhà trường. 9 3. Không được phá hoại tài sản trong nhà vệ sinh, Không viết, vẽ bậy trên tường. Vào các tiết sinh hoạt 15 phút đầu buổi đoàn trường chuẩn bị các nội dung tuyên truyền gửi về cho các lớp các chi đoàn trong việc xử lý rác thải và phân loại rác thải. PHÂN LOẠI RÁC THẢI TRONG LỚP HỌC 1. Mỗi lớp chuẩn bị ba giỏ đựng rác Một giỏ đựng các loại rác bằng nhựa và các vật dụng có thể tái chế được như chai nước, bút thước gãy, các đồ dùng bằng sắt, giấy loại Một giỏ đựng lá, cây gỗ, các loại rác hữu cơ phân hủy được Một giỏ đựng các loại rác còn lại 2. Yêu cầu sau tiết sinh hoạt 15 phút và sau mỗi buổi học trực nhật của lớp mang xuống nhà phân loại rác để đúng nơi quy định. 3. Đoàn trường sẽ kiểm tra và đưa vào trừ điểm thi đua của lớp nào không thực hiện đúng yêu cầu. Các kế hoạch cụ thể như: Kế hoạch năm học, kế hoạch tổ chức chuyên đề về bảo vệ môi trường biển, kế hoạch về làm các vi deo bảo vệ môi trường Xây dựng nội quy học sinh,nội quy lớp học, các quy định về vệ sinh, trực nhật 11 câu lạc bộ ve chai nghĩa tình cũng giúp chúng ta gom rác thải nhựa sử dụng một lần để tập trung về một nơi xử lý góp phần chung tay bảo vệ môi trường, không để rác thải nhựa trở thành hiểm họa của nhân loại. 2.7 Giáo dục ý thức cho học sinh thông qua các buổi chuyên đề, ngoại khóa Trong các buổi sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa của nhà trường, đoàn trường luôn quán triệt học sinh trong việc phải tự ý thức giữ gìn vệ sinh chung; sau khi kết thúc ngoại khóa mỗi học sinh sau khi ra về phải tự nhặt rác xung quanh khu vực mình ngồi. Nhà trường chủ động xây dựng chương trình kĩ năng sống và đưa vào giờ học chính khóa trong đó giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Lồng ghép vào nội dung dạy học của môn giáo dục công dân các vấn đề lien quan đến bảo vệ môi trường. Tập huấn cho các câu lạc bộ, tổ đội nhóm tình nguyện để về các vùng khu dân cư đang có trình độ dân trí thấp để tuyên truyền, vận động chống rác thải nhựa sử dụng một lần với phương châm 1 tuyên truyền viên phải đào tạo được 10 tuyên truyền viên mới để nhân rộng mô hình. Đầu năm học 2019-2020, nhà trường đã quyết liệt chỉ đạo đoàn trường giáo dục học sinh không mang rác thải nhựa sử dụng một lần đến trường, quan trọng hơn là giáo dục học sinh về ý thức hạn và dần dần tiến tới nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần. 2.8 công tác phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nhà trường Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, BGH nhà trường, đoàn trường đã tuyên truyền, vận động học sinh không mang rác thải nhựa đến trường quán triệt đến các giáo viên chủ nhiệm để thường xuyên nhắc nhở học sinh. Thường xuyên kết nối với đoàn các xã có học sinh theo học để nắm bắt tình hình sinh hoạt của học sinh tại địa phương nơi cư trú. Phối hợp chặt chẽ với hội cha, mẹ học sinh và các tổ chức trong nhà trường giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Để công tác phối hợp với các tổ chức khác có hiệu quả, chúng ta cần phải có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường và hơn hết cần sự chung tay của cả cộng đồng. 13 Ban Giám hiệu cần kiểm tra công tác tổ chức, thực hiện của các tổ chức, đoàn thể để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh, hướng dẫn, định hướng cho các tập thể, cá nhân tổ chức hoạt động đúng hướng đảm bảo vì một mục tiêu chung. Trong quá trình thực hiện, Ban Chấp hành Đoàn trường cần phát huy tốt vai trò hạt nhân của đội ngũ cán bộ, giáo viên là cán bộ đoàn, đội ngũ cán bộ lớp tại các lớp trong nhà trường. Lực lượng này phải là hạt nhân nòng cốt trong các hoạt động của Đoàn thanh niên trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ và là lực lượng chính trong việc tuyên truyền chống rác thải nhựa sử dụng một lần. Kiểm tra kết quả của mỗi hoạt động. Đặc biệt, đánh giá mức độ phản ứng của dư luận học sinh và giáo viên để có những điều chỉnh phù hợp. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TRÊN CÁC CHI ĐOÀN KIỂU MẪU ĐƠN VỊ RÁC THẢI TRÊN MỘT BUỔI HỌC (Được kiểm tra tại thời điểm học sinh làm trực nhật xong) TRƯỚC KHI TRIỄN SAU KHI TRIỄN KHAI KẾ GHI TT LỚP KHAI KẾ HOẠCH HOẠCH CHÚ PHÂN LOẠI RÁC gần 1 giỏ rác đầy gồm Còn 10% là rác không tái sử 1 10A1 đủ các loại rác dụng được gần 1 giỏ rác đầy gồm Còn 15% là rác không tái sử 2 10A9 đủ các loại rác dụng được gần 1 giỏ rác đầy gồm Còn 20% là rác không tái sử 3 11A2 đủ các loại rác dụng được gần 1 giỏ rác đầy gồm Còn 12% là rác không tái sử 4 11A9 đủ các loại rác dụng được gần 1 giỏ rác đầy gồm Còn 18% là rác không tái sử 5 12A2 đủ các loại rác dụng được gần 1 giỏ rác đầy gồm Còn 12% là rác không tái sử 6 12C3 đủ các loại rác dụng được Số lượng rác thải không Toàn dùng được chiếm 25% số 7 3-4 bì rác to trường rác ban đầu khi chưa triễn khai kế hoạch Như vậy sau một tuần học, tại một trường THPT chỉ có khoảng 5-7 bì rác thải không tái sử dụng được phải cho thu gom để xử lý. 15 động về bảo vệ môi trường đã trưởng thành hơn, tự tin hơn, có ý thức và trách nhiệm hơn về các vấn đề chung của cộng đồng. Đối với Đoàn thanh niên: Hoạt động của tổ chức Đoàn đã không còn đơn thuần mang tính chất “bề nổi” nữa mà đã mang tính thiết thực, hiệu quả hơn. Thực tế qua triển khai cho thấy, việc tổ chức các hoạt động về công tác vệ sinh học đường và tuyên truyền cho học sinh nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần đã cho đoàn có màu sắc riêng, mang tính chất của “Đoàn thanh niên trường học”. Đoàn trở thành yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Vai trò, vị thế và uy tín của tổ chức Đoàn trong nhà trường và địa phương ngày càng được khẳng định. Năm học 2018 – 2019, Đoàn trường vinh dự được Trung ương Đoàn trao tặng bằng khen. Về phía Nhà trường: Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên và được khẳng định, trường lớp sạch sẽ, gọn gang, các khu vực vệ sinh công cộng luôn luôn sạch sẽ làm cho học sinh cũng như phụ huynh cảm thấy phấn khởi vì một môi trường giáo dục xanh sạch đẹp. Có thể nói vấn đề vệ sinh học đường và nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần, tại đơn vị tôi đang công tác là một trong những đơn vị dẫn đầu của cả tỉnh. Việc nâng cao hiệu quả trong phối hợp giữa Đoàn thanh niên và các tổ chức trong và ngoài nhà trường đã được Đoàn các cấp ghi nhận và xem đây là mô hình cần được nhân rộng triển khai. Từ những thành công ban đầu đó, một số đơn vị cũng đã áp dụng biện pháp này vào trong thực tiễn hoạt động và đã gặt hái được những thành công nhất định. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Sở Giáo dục – Đào tạo và Tỉnh đoàn Hà Tĩnh. Tiếp tục duy trì cơ chế phối hợp như đã thực hiện trong những năm qua, đồng thời, ngoài các hoạt động mang tính giáo dục hai ngành cần tăng cường thêm các hoạt động rèn luyện kĩ năng sống, ý thức trách nhiệm trong các hoạt động vì cộng đồng cho học sinh THPT. Trong việc triển khai một số hoạt động về việc chung tay bảo vệ môi trường và nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần cần khuyến khích sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ Đoàn trường học. Thực tế, trong thời gian qua, một số hoạt động giáo dục kĩ năng mềm như các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường biển, các hoạt động tình nguyện tại các vùng lũ, lụt có sự vào cuộc nhịp nhàng của nhà trường, tổ chức Đoàn và các tổ chức trong nhà trường đã góp công lớn trong sự thành công của các hoạt động này. 17 TÀI LIỆU THAM KHÁO 1. Công văn 1622/BGDĐT-KHCNMT của bộ giáo dục đào tạo năm 2017 về kế hoạch bảo vệ môi trường. 2. Công văn 3857/BGDĐT-GDTrH năm 2017 về tích hợp nội dung bảo vệ môi trường các môn học cấp THCS, THPT. 3. “Tri thức và kĩ năng bảo vệ môi trường, xây dựng hành tinh xanh”, DUY CHINH và HỒNG VÂN (BIÊN DỊCH), nhà xuất bản VĂN HÓA – THÔNG TIN 4. Các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh 5. Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học tỉnh Hà Tĩnh 6. Nghị quyết 29, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI. 7. Tài liệu Đoàn trường học tỉnh Hà Tĩnh năm học 2018 – 2019 8. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 9. Thông tư số 12/2011/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường trung học. 10. Kế hoạch hoạt động của nhà trường, kế hoạch hoạt động của đoàn trường. 11. Các nguồn thông tin khai thác từ mạng Internet 19 Ra quân làm tổng vệ sinh môi trường tại trường học và chăm sóc bồn hoa cây cảnh của nhà trường vào ngày thứ 7 hàng tuần Phối hợp với Đoàn xã, thị trấn thu gom ve chai gây quỹ cho người nghèo chung tay thu gom rác thải nhựa sử dụng một lần 21 Các sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường Toàn cảnh nhà vệ sinh của học sinh sau khi tan trường rất gọn gang và sạch sẽ 23 Học sinh đang dùng phân vi sinh ủ từ lá cây để chăm sóc bồn hoa cây cảnh trong nhà trường Các lớp học đã dần dần thay thế đồ dùng nhựa bằng các đồ dùng phù hợp trong các lớp học 25 Toàn cảnh phía trong nhà vệ sinh học sinh cuối mỗi buổi học Lao động vệ sinh và thu gom rác thải bằng nhựa tại khu tưởng niệm AHLS Lý Tự Trọng tại xã Việt Xuyên 27 Toàn cảnh khu nhà vệ sinh học sinh của một trường THPT 29
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giao_duc_doan_vien_th.docx