Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn - Thiết kế và sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương

doc 21 Trang tailieuthpt 69
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn - Thiết kế và sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn - Thiết kế và sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương

Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn - Thiết kế và sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương
 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
 Ngữ văn là một trong những môn học có số tiết học cao nhất ở trường Phổ thông. 
Ngoài vai trò góp phần hình thành những kĩ năng cơ bản, thiết yếu cho người học (khả 
năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng tư duy, khả năng giao tiếp...), nó còn có những đặc 
thù riêng biệt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn 
diện cho học sinh. Việc dạy văn- học văn trong nhà trường giúp học sinh hình thành 
những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp: biết yêu quý, hướng đến các giá trị chân- thiện- mỹ, 
biết căm ghét và loại bỏ cái xấu xa, giả dối, biết yêu thương, quý trọng gia đình bè 
bạn, có tình yêu thiên nhiên, có lòng yêu nước, có sự tự hào và phát huy các giá trị văn 
hoá của dân tộc, của nhân loại, có lòng ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho 
đất nước, cho nhân loại.
Học văn là học làm người bởi M.Gorki từng nói văn học là nhân học. Vậy nhưng thật 
đáng buồn khi chất lượng học văn của học sinh THPT ở nước ta ngày càng đang mất 
dần vị thế vốn có của nó, tình trạng học sinh không còn hứng thú với việc học văn đã 
trở thành hiện tượng phổ biến trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Trước thực trạng đó, chúng ta cũng đã có nhiều cuộc hội thảo chuyên đề đổi mới 
phương pháp dạy học văn được tổ chức dưới nhiều cấp độ khác nhau trong phạm vi cả 
nước. Hàng loạt các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực được bàn 
đến...thế nhưng căn bệnh chán học văn của học sinh vẫn chưa được khắc phục.
Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải hiện tượng trên nhưng có một nguyên nhân mà 
giáo viên dạy văn nào cũng phiền muộn khi nhận ra là đa số học sinh không chịu đọc 
văn bản khi soạn bài, đặc biệt là các tác phẩm văn chương. Việc soạn văn được các em 
đối phó bằng cách chép những câu trả lời có sẵn trong sách giải, sách học tốt bán phổ 
biến và phong phú ngoài thị trường mà không chịu đọc văn bản và trả lời câu hỏi 
hướng dẫn theo sự cảm thụ và lối diễn đạt của bản thân. 
Việc làm này của học sinh có tác hại rất lớn, các em không hề nắm nội dung văn bản 
trước khi học tiết văn trên lớp nên việc cảm thụ giá trị của một tác phẩm hoặc một 
đoạn trích văn chương nào đó trong thời gian của phạm vi tiết học bị hạn chế rất lớn. 
Hơn thế khả năng tự diễn đạt của các em cũng không được rèn luyện bởi thói quen phụ 
thuộc vào vở soạn, sách học tốt. 
 1 - Thời gian hình thành ý tưởng và thực hiện cũng như hoàn thiện đề tài trong 8 
tháng (từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018).
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Trên cở sở lý thuyết được học về tác dụng của việc sử dụng sơ đồ trong hướng dẫn đọc 
hiểu và một số sơ đồ minh hoạ của TS Phạm Thị Thu Hương, tôi nghiên cứu và tìm 
hiểu thêm, phân tích để nắm rõ cách thiết kế cũng như sử dụng sơ đồ sau đó tổng hợp 
từ những kiến thức đã có để tiến hành thiết kế các sơ đồ cụ thể.
5.2 Phương pháp sơ đồ
Để thực hiện đề tài, tôi đã nghiên cứu cách vẽ sơ đồ để triển khai trong mỗi bài dạy về 
tác phẩm văn chương. Cách sắp xếp các câu hỏi theo trình tự lôgic để dẫn dắt người 
học đọc hiểu một cách thuận lợi và hiệu quả nhất, cũng như bố trí các hình ảnh, bố cục 
của sơ đồ sao cho khoa học, đẹp mắt để hấp dẫn người học.
5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tôi đã tiến hành đưa một số sơ đồ tự thiết kế vào quá trình dạy học trên lớp để kiểm 
tra tính khả thi cũng như hiệu quả của việc sử dụng. Qua đó nắm bắt phản ứng từ học 
sinh, kiểm tra hiệu quả của phương pháp này qua kết quả tiếp thu bài học. Cũng từ đó 
điều chỉnh để hệ thống câu hỏi trong sơ đồ hợp lý hơn.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
 Trong nhiều năm gần đây, ngành giáo dục đã thực hiện đổi mới trong dạy học 
với định hướng lấy học sinh làm trung tâm. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là đặt 
người học vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy- học, xem cá nhân người học- với 
những bản chất, năng lực riêng của mỗi người- vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá 
trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hoá quá trình học tập với sự trợ giúp của các phương 
tiện thiết bị hiện đại, để cho tiềm năng của mỗi học sinh được phát triển tối ưu, góp 
phần có hiệu quả vào việc xây dựng cuộc sống có chất lượng cho cá nhân, gia đình và 
xã hội.
 Việc dạy- học bộ môn ngữ văn theo hướng đó đã đổi mới từ dạy văn, giảng văn 
sang hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản. Công việc của thầy là thầy thiết kế, trò thi 
công, nghĩa là thầy mở đường cho học sinh bước vào văn bản để học sinh thể nghiệm, 
 3 thích đọc truyện tranh, các tiểu thuyết ngôn tình...Điều này dần dẫn đến tư duy lệch lạc 
của một bộ phận không nhỏ những học sinh trung học.
 Cũng từ nguyên nhân đó mà chất lượng học văn ngày càng đáng báo động, các 
tiết học trên lớp làm học sinh dễ chán (vì học sinh không hiểu, không cảm nhận được 
cái hay của tác phẩm), giáo viên cũng vì thế dạy học không còn hứng thú, nhiều tiết 
dạy đọc văn trôi qua sống sượng cho kịp với tiến độ chương trình.
 Bên cạnh đó, giáo viên trong quá trình lên lớp chưa chú trọng nhiều đến khâu 
dặn dò học sinh việc chuẩn bị cho bài mới cũng như kiểm tra việc chuẩn bị này của 
các em một cách hiệu quả.
 Qua khảo sát chất lượng học văn của học sinh khối 10 đầu năm 2017, tỉ lệ học 
sinh học tốt môn văn còn thấp, đặc biệt là khả năng đọc hiểu và cảm nhận về tác phẩm 
của các em rất kém: 
 Sĩ số Điểm 
 Lớp Điểm giỏi Điểm khá Điểm yếu Điểm kém
 lớp trung bình
 10A2 40 0= 0% 4= 10% 20=50% 14=35% 2=5%
 10ª4 40 0= 0% 2= 05% 17=42.5% 17=42.5% 4=10%
 10ª9 39 0= 0% 0= 0% 12=30.8% 20=51.3% 7=17.9%
Với tỉ lệ như trên, tôi thiết nghĩ việc thiết kế và sử dụng sơ đồ đọc hiểu để tạo hứng thú 
cho các em chủ động và tích cực đọc tác phẩm khi soạn bài thực sự rất cần thiết để cải 
thiện chất lượng dạy văn. Với động lực đó tôi đã mạnh dạn thiết kế một số sơ đồ đọc 
hiểu cho các tác phẩm văn học trong chương trình THPT.
Khi bắt tay nghiên cứu vấn đề tôi gặp phải khá nhiều khó khăn. Ý tưởng cho đề tài 
được thai nghén từ tài liệu tập huấn với bài giảng của PGS.TS Phạm Thị Thu Hương. 
Nội dung chủ yếu chỉ được tiếp thu trên giấy, các hoạt động thực hành hầu như không 
có...
Quá trình tìm kiếm tài liệu cũng khó khăn, tôi chỉ thấy các tài liệu về sơ đồ tư duy 
dùng tổng kết các bài đã học hoặc các bài viết về tầm quan trọng của cách ra đề đọc 
hiểu chứ không tìm được các tài liệu có liên quan nhiều đến vấn đề nghiên cứu. Cách 
vẽ sơ đồ để cải thiện tình trạng lười đọc tác phẩm không thấy ở đâu ngoài một số sơ đồ 
minh hoạ mà tôi được xem qua ảnh do bạn cung cấp khi đi tập huấn tại Đà Nẵng. 
 5 7 9 11 Đọc truyện và trả lời ngắn gọn các câu hỏi từ 1 đến 6:
 1. Vẻ bề ngoài của 2. Thói quen, lối sống 
 Bê-li-cốp: ............................. của Bê-li-cốp: ........................
.................................................... ....................................................
.................................................... ....................................................
.................................................... ....................................................
.................................................... ....................................................
.................................................... ....................................................
.................................................... ....................................................
.................. .................. 
 4. Nguyên nhân 3. Điều ấn tượng ở
 khiến Bê-li-cốp chết: ......... Bê-li-cốp: .............................
 ................................................... ....................................................
 .................................................... ....................................................
 .................................................... ....................................................
 .................................................... ....................................................
 .................................................... ....................................................
 .................................................... ....................................................
 ............... .................................... .................. 
 ....................................
 5. Nghệ thuật nổi 6. Nội dung tư tưởng 
 Bật của tác phẩm: ............ của tác phẩm: ......................
 .................................................... ....................................................
 .................................................... ....................................................
 .................................................... ....................................................
 .................................................... ....................................................
 .................................................... ....................................................
 .................................................... ....................................................
 .................................................... ....................................................
 .................................................... ....................................................
 .................................................... ........................ 
 Sơ........................ đồ đọc hiểu tác phẩm Người trong bao.................................... (Ngữ Văn 11)
 ....................................
 13 15 vận dụng, phân tích và sáng tạo. Vì thế, trong quá trình xây dựng hệ thống câu hỏi, 
giáo viên cần lưu ý đến trình tự nhận thức của người học. Trình tự của các câu hỏi 
cũng vì vậy mà cần đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ những câu hỏi phát 
hiện đến những câu hỏi đòi hỏi sự cảm nhận, suy luận, tư duy. Tất nhiên, giáo viên 
phải dựa vào đặc trưng của từng thể loại, từng tác phẩm để xây dựng hệ thống câu hỏi 
cho phù hợp. Ví dụ ở những tác phẩm trữ tình thường bắt đầu bằng những phát hiện về 
hình ảnh thơ, nhịp điệu, các biện pháp nghệ thuật...rồi mới qua đó mà khám phá về 
những trạng thái, tình cảm của nhân vật trữ tình; đối với các tác phẩm truyện thường đi 
từ những chi tiết về nhân vật, sự việc, tình huống truyện, không gian, thời gian nghệ 
thuật...mà tìm hiểu về nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Thiết kế hệ thống câu hỏi có phù hợp học sinh mới dễ dàng và hứng thú khi hoàn 
chỉnh các câu trả lời vào sơ đồ.
 Tuy nhiên, sơ đồ này chỉ hướng dẫn học sinh đọc hiểu ở mức độ tự nghiên cứu 
bài học, giáo viên cần bám sát vào mục đích này khi xây dựng hệ thống câu hỏi. Vì 
thế, ta cần ưu tiên nhiều hơn cho những câu hỏi kiểm tra khả năng phát hiện và hiểu: 
phát hiện về số lượng nhân vật, nhân vật chính, các chi tiết quan trọng của tác phẩm 
hay phát hiện về các biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm trữ tình...Những câu hỏi ở 
mức vận dụng, phân tích và sáng tạo có thể được khai thác trong tiết học tại lớp, dưới 
sự dẫn dắt, gợi mở của giáo viên để các em có sự cảm nhận dễ dàng và đúng hướng.
 Mặt khác, sơ đồ quá phức tạp sẽ rối rắm và học sinh dễ nản nên số lượng cần 
vừa phải và phù hợp với năng lực người học.
Bước 3: Vẽ sơ đồ
 Đây là bước cuối cùng để hoàn thành một sơ đồ. Nếu đã chuẩn bị tốt 2 bước 
trên thì bước cuối khá đơn giản. Ta chỉ cần chọn hình vẽ phù hợp để ghi các câu hỏi, 
cũng như sắp xếp các câu hỏi sao cho vừa đúng với hệ thống đã chuẩn bị từ trước vừa 
phù hợp với cấu trúc sơ đồ.
 Không chỉ thế, ta phải căn, chỉnh sao cho vừa trong khổ giấy A4. Tuỳ cấu trúc 
sơ đồ mà ta để giấy ngang hay dọc.
 Một sơ đồ còn cần có các câu lệnh để hướng dẫn học sinh tự hoàn chỉnh được 
sơ đồ. Vị trí của các câu lệnh nên đặt ở phía trên cùng để các em thấy ngay các nhiệm 
 17 hoàn chỉnh những kiến thức ấy, đúng nguyên tắc - “Tôi nghe - tôi quen; tôi nhìn - tôi 
nhớ; tôi làm - tôi hiểu” đương nhiên các em sẽ nhớ và hiểu vấn đề sâu sắc hơn.
Đặc biệt hiệu quả quan trọng nhất là rèn luyện cho HS tư duy tổng hợp, khái quát vấn 
đề; phát huy tinh thần làm việc tập thể (nhóm, tổ).
Đồng thời, phương pháp này cũng giúp HS khắc phục được lối học cũ, sao chép, máy 
móc, tiết kiệm thời gian, HS không phải ghi chép nhiều, rèn luyện ý thức tự học cho 
HS.
 Qua thực tế khi sử dụng sơ đồ vào quá trình dạy học tôi nhận ra học sinh hào 
hứng với nhiệm vụ chuẩn bị bài mới hơn. Các em cùng bàn tán và trao đổi để xem sơ 
đồ của nhau, thậm chí còn tranh luận rồi kiểm tra lại tác phẩm để tìm xem đâu là câu 
trả lời đúng. Quá trình dạy trên lớp cũng thuận lợi hơn rất nhiều vì đa số các em nắm 
được nội dung tác phẩm, cô và trò đều hào hứng hơn trong tiết dạy học. Không khí 
những tiết dạy tác phẩm văn chương sôi nổi hơn, hiệu quả hơn.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài xuất phát từ yêu cầu của thực tế trong dạy học môn ngữ văn. Tôi đã trình bày 
mục đích cũng như những khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Đóng góp của sáng 
kiến là một số sơ đồ cụ thể nhằm hướng dẫn học sinh trong quá trình tự đọc tác phẩm 
văn chương. Tôi cũng đã trình bày cách thức để tạo sơ đồ và sử dụng sơ đồ một cách 
hiệu quả.
Môn ngữ văn ngoài đặc trưng của một môn khoa học còn là một bộ môn của nghệ 
thuật. Mỗi giáo viên cũng vì vậy mà có những cảm nhận, sáng tạo rất riêng trong quá 
trình hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức. Đề tài này chỉ thể hiện một cách làm của 
bản thân những mong giúp học sinh hiểu và yêu môn ngữ văn nhiều hơn. 
Trên thực tế, cách thiết kế sơ đồ và hướng dẫn học sinh học tập tốt bộ môn cũng như 
những giải pháp khác không phải là vấn đề mà điều quan trọng còn ở tâm huyết của 
người thầy. Quan sát các em thường xuyên và lắng nghe các em nhiều hơn, chúng ta sẽ 
hiểu được điều các em mong muốn. Tôi vẫn tin tưởng rằng học sinh của chúng ta sẽ 
không thể lãng quên môn ngữ văn- một môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa lấp 
lánh những giá trị nhân văn đẹp đẽ. Điều kiện cần nhất là bản thân chúng ta phải có 
 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2009), Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1,2, NXB 
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
2. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2009), Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1,2, NXB 
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
3. Ivan Hannel (2009), Phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả trong dạy học
4. Trần Đình Sử, Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn, 
https://trandinhsu.wordpress.com
 21

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ngu_van_thiet_ke_va_su_dung_so_do_bang.doc